Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 127 - 129)

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

B VỐN CHỦ SỞ HỮU I Vốn chủ sở hữu

5.6.4.2 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản

Khả năng sinh lời kinh tế là khả năng sinh lời của tổng tài sản hoặc tổng số vốn doanh nghiệp sử dụng. Chỉ tiêu hay được dùng nhất để đánh giá khả năng sinh lời kinh tế là Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA: Return on Assets). Chỉ tiêu này mang ý nghĩa cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao càng chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản của doanh nghiệp càng hợp lý và hiệu quả. Cũng tương tự như trên, chỉ tiêu này được tính theo hai trường hợp: lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận sau thuế.

+ Suất sinh lời gộp của tài sản (Gross Return On Assets):

Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) Suất sinh lời gộp của

Đối với hệ thống kế toán Việt Nam chưa sử dụng khái niệm “lợi nhuận trước thuế và lãi vay” thì lấy chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế” (EBT) để tính.

+ Suất sinh lời thuần của tài sản (Net Return On Assets):

Lợi nhuận thuần Suất sinh lời thuần

của tài sản (nROA) = Tổng tài sản bình quân

Khi phân tích khả năng sinh lời kinh tế, các nhà quản lý doanh nghiệp thường xem xét mối quan hệ giữa khả năng sinh lời của tài sản, tỷ lệ lãi thuần (hệ số doanh lợi) và số vòng quay của tổng tài sản (vòng quay của vốn). Đó chính là phương pháp phân tích bằng cách liên kết các tỷ số tài chính với nhau như trong hệ thống kiểm soát tài chính DuPont (Dupont system of financial control).

Cụ thể:

ROA = Hệ số doanh lợi × Vòng quay tổng tài sản

Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần nROA =

Doanh thu thuần ×

Tổng tài sản bình quân

EBIT Doanh thu thuần gROA =

Doanh thu thuần ×

Tổng tài sản bình quân

Trong đó, chỉ tiêu ROA gộp còn được gọi là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi hoạt động cơ bản (BEP - Basic Earning Power). ROA đôi khi cũng được gọi là “suất sinh lời của vốn đầu tư” ROI: Return On Investment.

Biểu 5-5: Sơ đồ phân tích khả năng sinh lời của tài sản theo phương trình DuPont

Khi xem xét khả năng sinh lời cũng cần phải quan tâm đến mức tăng của vốn chủ sở hữu bởi lẽ số vòng quay của vốn và tỷ lệ lãi thuần là 2 nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định. Mặt khác, để tăng lợi nhuận trong tương lai cũng cần phải đầu tư thêm. Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận thuần, chính sách phân phối lợi nhuận, và chính sách về cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải vì tăng vốn chủ sở hữu mà không cần đến những nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 127 - 129)