THÀNH SẢN PHẨM HÀNG HOÁ CỦA DOANH
NGHIỆP
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHẨM
3.1.1 Khái niệm
3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất, sau đây là một số cách phân loại thường dùng:
3.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (theo yếu tố chi phí) phí)
Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành các yếu tố sau: 9 Chi phí về nguyên liệu, vật liệu.
9 Chi phí nhân công. 9 Chi phí khấu hao TSCĐ. 9 Chi phí dịch vụ mua ngoài. 9 Chi phí khác bằng tiền.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, các chi phí có thể được phân loại chi tiết hơn như: chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí năng lượng,...
3.1.2.2 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (khoản mục)
Theo cách phân loại này, có những khoản mục chi phí như sau: 9 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621).
9 Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
9 Chi phí sản xuất chung (TK 627), bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng; Chi phí vật liệu; Chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài; Các chi phí bằng tiền khác.
3.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với số lượng sản phẩm sản xuất phẩm sản xuất
9 Chi phí cố định (chi phí bất biến). 9 Chi phí biến đổi (chi phí khả biến).
3.1.2.4 Phân loại chi phí theo chức năng phục vụ sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành các nhóm:
9 Chi phí phục vụ sản xuất sản phẩm (nhóm TK 62): hay còn được gọi là chi phí cơ bản, bao gồm nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi sản xuất chung.
9 Chi phí ngoài sản xuất (Nhóm TK 64), bao gồm:
+ Chi phí bán hàng (TK 641), bao gồm: Chi phí nhân viên; Chi phí vật liệu bao bì; Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho tiêu thụ sản phẩm; Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho tiêu thụ hàng hoá; Chi phí bằng tiền khác phục vụ cho tiêu thụ hàng hoá. + Chi phí quản lý: gồm các chi phí phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và các chi phí phục vụ sản xuất chung phát sinh ở doanh nghiệp.
+ Chi phí tài chính: gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết, cho vay, cho thuê tài sản, chiết khấu thanh toán cho khách hàng, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,...
+ Chi phí bất thường: gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động bất thường xảy ra ở doanh nghiệp.
Cách phân loại này là cơ sở để xác định chất lượng hoạt động của các bộ phân trong doanh nghiệp.
3.1.2.5 Phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định
9 Chi phí trực tiếp: là những khoản chi gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh
doanh cụ thể, khi ngừng các hoạt động này thì các khoản chi trực tiếp đó cũng chấm dứt. Do vậy, khi quyết định thôi không sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào, thì chi phí trực tiếp cho sản phẩm đó cũng được đình chỉ.
9 Chi phí gián tiếp: thường là những khoản chi có liên quan đến nhiều sản phẩm
hoặc công việc khác nhau. Khi thôi không sản xuất một sản phẩm trong đó, khoản chi vẫn phát sinh, không thể cắt giảm.
9 Chi phí chênh lệch: là khoản chi có ở phương án này, nhưng lại không có, hoặc
chỉ có một phần ở phương án khác. Khoản chi chênh lệch chỉ xuất hiện, khi so sánh lựa chọn giữa các phương án kinh doanh khác nhau.
9 Chi phí cơ hội: là sự hi sinh (đánh đổi) lợi ích lớn nhất trong những lợi ích tương
đương đang có, để thực hiện một phương án khác.
9 Chi phí chìm: là khoản chi đã bỏ ra trước đó, dù thực hiện phương án nào thì khoản chi vẫn tồn tại và phát sinh.
3.1.2.6 Phân loại giá thành sản phẩm