i )× Đơn gá NVL loạ
3.4.2 Đối với các loại sản phẩm không được phân cấp chất lượng
Đối với các loại sản phẩm không phân cấp chất lượng, chất lượng công nghệ chế tạo sản phẩm được nâng cao. Tỷ phần chi tiết, sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất giảm sẽ làm giảm chi phí thiệt hại trong sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm xuống. Nếu giá bán giữ nguyên thì chi phí sản xuất trên đơn vị giá trị sẽ giảm xuống.
Phương pháp phân tích ở đây là so sánh tỷ phần chi thiệt hại sản phẩm hỏng trong giá thành, so sánh tỷ trọng giá thành với giá bán đơn vị sản phẩm kì thực hiện so với kì gốc (định mức, kế hoạch, kì trước) để thấy được xu thế biến chuyển của các chỉ tiêu này, tìm ra nguyên nhân và biện pháp quản lý thích hợp.
3.5 BÀI TẬP
Bài 1:
Có tài liệu về tình hình sản xuất và giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp như sau: Khối lượng sản phẩm sản xuất (sản phẩm) Giá thành sản phẩm (1000 đ/SP) Sản phẩm Kế hoạch Thực tế Năm trước Kế hoạch Thực tế A 50.000 44.000 200 195 205 B 20.000 28.000 450 440 435 C 30.000 29.000 - 100 105 Yêu cầu:
b. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được.
Bài 2:
Có tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp như sau:
Số lượng sản phẩm sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm (1.000 đ/sp) Đơn giá bán (1.000 đ/sp) Sản phẩm Kế hoạch Thực tế Năm trước Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 25.000 24.500 100 100 102 180 185 B 20.000 21.000 50 45 48 95 94 C 1.000 1.200 - 80 75 150 140 Yêu cầu:
a. Phân tích chung tình hình giá thành.
b. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được. c. Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu.
Bài 3:
Có tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thể hiện qua tài liệu sau: Tài liệu hạch toán của năm trước:
- Lượng sản phẩm sản xuất: sản phẩm A: 12.000, sản phẩm B: 5.000
- Giá thành đơn vị sản phẩm: sản phẩm A: 30.000 đ, sản phẩm B: 200.000 đ.
- Tỉ lệ sản phẩm sản xuất dự kiến kỳ kế hoạch tăng so với năm trước là: sản phẩm A: tăng 10%, sản phẩm B tăng 8%. Trên thực tế, sản phẩm A tăng 8%, sản phẩm B giảm 2%.
Trong kế hoạch, doanh nghiệp quyết định đưa vào sản xuất sản phẩm C – một loại sản phẩm mới được dự kiến có sức tăng trưởng khá – khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến là 1.500 sản phẩm, thực tế đạt 1.200 sản phẩm.
Giá thành sản phẩm C dự kiến là 50.000 đ, thực tế là 52.000 đ.
Tỉ lệ hạ giá thành của sản phẩm A dự kiến là –2%, thực tế là –2,2%, của sản phẩm B dự kiến là –1%, thực tế là 0%.
Yêu cầu:
a. Phân tích chung tình hình giá thành.
Bài 4:
Có tài liệu về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:
Khối lượng SP sản xuất Đơn giá bán (1.000 đ) Tỉ lệ hạ giá thành Sản phẩm
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
A 15.000 14.500 200 205 0% 0,5%
B 5.000 5.500 350 350 -1% 0%
C 1.000 1.200 500 492 -2% -2,5%
Biết rằng giá thành thực tế của sản phẩm B là 205.000 đ/sản phẩm; giá thành năm trước của sản phẩm A là 120.000 đ/SP, của sản phẩm C là 240.000 đ/SP.
Yêu cầu:
a. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được. b. Phân tích chi phí trên 1.000 đ doanh thu.