Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 104 - 106)

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

b. Khả năng thanh toán

Cần tính toán và so sánh chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện thời, CR - Current Ratio).

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn (hiện thời – CR) = Tổng nợ ngắn hạn

Ở các nước phát triển và ngành công nghiệp thì tỷ lệ này ít nhất là 2/1 (trung bình vào khoảng 2,5/1).

Cũng cần xem xét thêm chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” (Acid Test Ratio, QR - Quick Ratio). Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh (QR) = Tổng số nợ ngắn hạn

Trong ngành công nghiệp ở các nước phát triển, tỷ lệ này thông thường là 1/1.

Bên cạnh các chỉ tiêu trên, hệ số nợ cũng là chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét tình hình thanh toán. Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ trên tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) = Tổng số tài sản (hay tổng NV) hiện có

Hay: Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số nguồn vốn chủ sở hữu

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích còn tính toán và so sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của tài sản lưu động và vốn luân chuyển thuần. Khả năng thanh toán của tài sản lưu động cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động và được đo bằng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán của tài sản lưu động” như sau:

Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán của tài sản lưu động = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Vốn luân chuyển thuần (hay vốn hoạt động thuần – Net Working Capital) là chỉ tiêu phản ánh phần chênh lệch giữa tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với tổng số nợ ngắn hạn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn luân chuyển thuần hợp lý để thoả mãn các khoản nợ ngắn hạn, dự trữ hàng tồn kho đầy đủ.

Vốn hoạt động thuần =

Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tổng số nợ ngắn hạn

5.4 PHÂN TÍCH CƠ CU NGUN VN VÀ TÌNH HÌNH ĐẢM BO NGUN VN CHO HOT ĐỘNG SN XUT KINH BO NGUN VN CHO HOT ĐỘNG SN XUT KINH DOANH

5.4.1 Phân tích cơ cu ngun vn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó, đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

Phương pháp phân tích cơ cấu nguồn vốn chính là phương pháp so sánh. Khi phân tích, các nhà phân tích sử dụng kỹ thuật so sánh dọc (phân tích dọc) và so sánh ngang (phân

tích ngang) để so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng.

Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:

Bảng 5-7: Mẫu Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch

Chỉ tiêu Số

tiền trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ tiền Số Tỷ lệ A – NỢ PHẢI TRẢ

I. Nợ ngắn hạn

1. Vay và nợ ngắn hạn

2. Phải trả người bán

3. Người mua trả tiền trước

...v.v...

II. Nợ dài hạn

1. Phải trả dài hạn người bán

2. Phải trả dài hạn nội bộ

3. Phải trả dài hạn khác

...v.v...

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)