I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
B VỐN CHỦ SỞ HỮU I Vốn chủ sở hữu
5.6.4.1 Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được xác định bằng cách so sánh kết quả hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần. Chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động là “Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” (Profit margin). Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. Về lợi nhuận có 2 chỉ tiêu mà quản trị tài chính rất quan tâm là lợi nhuận trước thuế và sau thuế. Do vậy tương ứng cũng có 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu. + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (GPM - Gross Profit Margin). Hay còn được gọi là “Khả năng sinh lời của hoạt động”, hay “hệ số lãi gộp”, có công thức như sau:
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Khả năng sinh lời của hoạt động (GPM) = Doanh thu thuần
Đối với hệ thống kế toán Việt Nam chưa sử dụng khái niệm “lợi nhuận trước thuế và lãi vay” thì lấy chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế” (EBT) để tính.
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (NPM - Net Profit Margin). Hay còn được gọi là hệ số lãi ròng, doanh lợi tiêu thụ hay suất sinh lời của doanh thu (ROS: Return on Sales) thể hiện 1 đồng doanh thu có khả năng đem lại bao nhiêu lợi nhuận ròng. Công thức tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi tiêu
thụ (NPM) = Doanh thu thuần
Tuỳ theo quan điểm của từng đối tượng sử dụng thông tin, chỉ tiêu “khả năng sinh lời của hoạt động” được tính toán theo những cách khác nhau. Cụ thể:
Đối với chủ sở hữu:
Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời
của hoạt động = Doanh thu thuần
Đối với người cho vay:
Lãi vay phải trả Khả năng sinh lời
của hoạt động = Doanh thu thuần
Đối với tất cả những người góp vốn:
Lợi nhuận trước thuế Khả năng sinh lời
của hoạt động = Doanh thu thuần