Xuất ban đầu trong việc xây dựng mô hình vận động hành lang tại Việt Nam

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG TMQTx (Trang 63 - 71)

32 Tác giả dùng khái niệm này để chỉ quốc gia

2.3.2. xuất ban đầu trong việc xây dựng mô hình vận động hành lang tại Việt Nam

Việt Nam

Trước khi ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động vận động hành lang thiết nghĩ chúng ta nên ban hành và thực thi các văn bản luật liên quan đến vấn đề phòng, chống tham nhũng; luật đạo đức của các cơ quan và nhân viên Nhà nước để tạo ra bước đi đầu tiên, làm nền tảng cho việc thực thi có hiệu quả luật vận động hành lang về sau. Theo quy định tại điều 53, Hiến pháp năm 1992, công dân Việt Nam có quyền “tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý”, nhân dân còn có quyền làm chủ cơ sở bằng cách “tham gia công việc của Nhà nước và xã hội”. Nền tảng Hiến pháp đã ghi nhận quyền tham gia của nhân dân vào đời sống chính trị và quá trình ra quyết định của cơ quan Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Từ việc tiếp thu và ghi nhận những ý kiến đóng góp của công dân, của nhóm lợi ích thì cơ quan, cá nhân hoạch định chính sách, pháp luật sẽ có một cái nhìn bao quát, toàn diện hơn trong qua trình ra quyết định để đảm bảo tối đa lợi ích cho công dân và quá trình thực thi chính sách, pháp luật sẽ dễ dàng hơn.

Việt Nam nên tiếp thu quy định của các nước trong việc thừa nhận vận động hành lang là hoạt động hợp pháp. Việc tiếp thu dựa trên cơ sở chọn lọc để phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam. Vận động hành lang chủ yếu xuất hiện ở các nước có nền kinh tế phát triển với chế độ chính trị đa đảng, hình thức tư bản chủ nghĩa. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển với chế độ một Đảng lãnh đạo và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, lấy học thuyết Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng thì vận động hành lang khi du nhập vào Việt Nam cần phải có sự biến thể, cải cách cho phù hợp với tình hình thực tế.

Khi tiến hành soạn thảo một văn bản luật quy định về hoạt động vận động hành lang, cơ quan soạn thảo cần đưa vào những nội dung cơ bản nhất và xây dựng theo xu hướng mở để có thể sửa đổi khi có sự thay đổi trong quá trình thực thi văn bản luật này.

Tiếp thu những tiền đề sẵn có của các quốc gia thừa nhận vận động hành lang, luật điều chỉnh vận động hành lang cần làm sáng tỏ các vấn đề:

(i) Khái niệm về vận động hành lang: Một đạo luật ban được ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh thì cần chỉ ra cụ thể nó nó điều chỉnh vấn đề gì và cần phải hiểu vấn đề đó ở phạm vi, mức độ như thế nào. Theo đó, khái niệm vận động hành lang cần được làm sáng tỏ để tránh những trường hợp làm biến dạng đi bản chất của vận động hành lang, làm cho người dân hiểu sai lệch vấn đề và nghĩ theo hướng tiêu cực. Các nhà soạn thảo sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam để đưa ra khái niệm về hoạt động này.

(ii) Đối tượng của vận động hàng lang: Đây là một nội dung rất quan trọng trong quy định của pháp luật vì nó trả lời, định hướng cho những cá nhân, tổ chức muốn thực hiện hoạt động này biết được rằng họ có thể tác động vào những vấn đề nào được pháp luật quy định. Theo tôi nghĩ, nước ta nên tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm lập pháp của nước bạn. Theo đó, đối tượng mà vận động hành lang hướng tới là các dự thảo luật, các chính sách đang được thảo luận tại Quốc hội.

(iii) Người vận động hành lang: Theo như dự báo, trong những năm sắp tới, vận động hành lang sẽ bùng nổ và có sự phát triển mạnh mẽ tại nước ta. Một giả thuyết đặt ra thì vận động hành lang sẽ trở thành một nghề nghiệp thu hút sự tham gia của nhiều người vì những lợi ích mà nó đem lại. Bên cạnh đó, đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, các luật sư ngày càng tăng hứa hẹn sẽ là những tiềm năng cho công việc vận động hành lang. Vậy nên, pháp luật khi được ban hành cần chỉ rõ người vận động hành lang là gì, họ có những trách nhiệm, nghĩa vụ gì và những điều kiện ràng buộc nào để họ có thể trở thành người vận động hành lang.

(iv) Vấn đề đăng kí của vận động hành lang: Vận động hành lang là hoạt động không chính thức, hoạt động hậu trường nhưng những hậu quả nó mang lại là vô cùng to lớn. Hiệu quả mà vận động hành lang mang lại sẽ là kết quả của một đạo luật, một chính sách mang lại lợi ích cho một nhóm người. Chính vì thế, công việc vận động hành lang cần phải được công khai, minh bạch. Cơ quan soạn thảo sẽ phải cân nhắc những yếu tố

cần thiết phải được đăng kí công khai. Thông thường, theo pháp luật của các quốc gia, việc đăng kí và công khai hoạt động vận động hành lang thường liên quan đến các vấn đề: họ là ai, họ vận động hành lang về điều gì, họ tiêu tốn thời gian, tiền bạc như thế nào cho các cuộc vận động, họ dự đoán sẽ sử dụng cách thức vận động như thế nào. Đây là những vấn đề cần minh bạch và phải đăng kí cho mỗi lần vận động. Theo cá nhân tôi, ngoài việc đơn vị tiến hành vận động hành lang phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền thì pháp luật nên quy định họ phải có trách nhiệm công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng để đem đến cho người dân một cái nhìn khách quan, toàn diện về các hoạt động của họ. Bên cạnh đó, cơ quan thực hiện chức năng đăng kí và quản lý đăng kí cũng nên được quy định rõ tránh trường hợp thẩm quyền trùng thẩm quyền, khó phân định trách nhiệm.

(v) Những hạn chế về vận động hành lang: Theo pháp luật của các nước, vận động hành lang chỉ thực hiện trong một giới hạn, khuôn khổ nhất định. Hoạt động này, tự bản thân nó đã có ranh giới mong manh với các vấn nạn tiêu cực: tham nhũng, hối lội… Bởi lẽ, hình thức để thực hiện vận động hành lang là đa dạng, tuỳ thuộc vào mối quan hệ với các chính trị gia, năng lực tài chính. Trong những hình thức vận động hiệu quả là tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp với các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ban hành các dự thảo luật, các chính sách. Trong những lần tiếp vận đó, nếu các đơn vị vận động lợi dụng việc biếu quà cáp với giá trị cao, tặng tiền mặt… thì vô hình chung hoạt động này đã biến dạng và trở thành một hành động bị xã hội lên án và pháp luật trừng trị. Để tránh những trường hợp không may này, các cơ quan soạn thảo nên có những ranh giới hạn chế về hoạt động này. Các hạn chế có thể là hạn chế về giá trị quà tặng, phương thức tiếp cận, thời gian tiếp cận…

(iv) Các hình thức chế tài: Cũng giống như các ngành luật khác, luật quy định về vận động hành lang cũng cần quy định thật cụ thể về những chế tài áp dụng đối với các chủ thể có hành vi sai phạm. Theo đó, chế tài này sẽ được áp dụng đối với tất cả các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm bao gồm: tổ chức, cá nhân thực hiện công việc vận động hành lang, tổ chức cá nhân là người được vận động và các tổ chức, cá nhân có liên

quan khác. Chế tài áp dụng cho cá nhân, tổ chức vi phạm có thể dưới dạng hình phạt theo pháp luật hình sự. Bởi lẽ, một văn bản pháp luật được ban hành hay sửa đổi với mục đích nhằm điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi. Có những văn bản pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng trên cả nước và tác động với nhiều thành phần, giai tầng trong xã hội. Nếu các nhóm lợi ích tận dụng năng lực tài chính của mình để vận động các nhà làm luật ban hành ra những quy định nhằm phục vụ cho nhóm lợi ích của riêng mình thì bản chất của pháp luật sẽ bị thay đổi và niềm tin của người dân vào chính quyền sẽ giảm sút.

Việc thừa nhận vận động hành lang và có cơ chế bảo vệ nó nếu trở thành hiện thực sẽ là một sự đột phá lớn trong quá trình lập pháp của nước ta. Vận động hành lang hợp pháp sẽ là tấm lá chắn hiệu quả giúp cho các nhóm lợi ích quan trọng của xã hội có thể đề đạt, thuyết phục, gây ảnh hưởng đến cơ quan, người có thẩm quyền ban hành luật và hoạch định chính sách phù hợp với lợi ích của mình, góp phần nâng cao tính dân chủ. Bên cạnh đó, khi vận động hành lang được thừa nhận, các nhóm lợi ích về kinh tế sẽ có được những cơ hội kinh doanh, lợi thế canh tranh và tự tin bước vào cuộc chơi mang tên thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn bảo vệ mình và trụ vững trên thương trường thì Nhà nước là chỗ dựa tinh thần tốt nhất. Bởi lẽ, hoạt động thương mại không đi theo một đường thẳng mà đi theo quy luật của thị trường. Hoạt động kinh doanh được gọi là hợp pháp phải dựa trên khuôn khổ của pháp luật nhưng mặt khác, pháp luật lại dựa trên những quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động thương mại. Giữa pháp luật và hoạt động thương mại có sự tác động qua lại với nhau và gây ảnh hưởng cho nhau. Thông qua vận động hành lang, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ kịp thời phản ánh những thay đổi của thị trường và đề xuất khung pháp lý phù hợp để điều chỉnh quan hệ đó.

Việc ghi nhận vận động hành lang là hoạt động pháp theo khuôn khổ pháp luật thì vấn đề thực thi đạo luật trên thực tế cũng là một giai đoạn khó khăn. Thực tế tại Việt Nam, đa số mọi người đều có cách nhìn không mấy mặn mà và tiêu cực về hoạt động này. Vậy nên, cùng với việc luật hoá vận động hành lang thì công tác dân vận cũng hết

sức quan trọng. Để Đạo luật được thực hiện và “sống” theo thời gian thì việc đầu tiên Nhà nước cần phải làm là thay đổi nhận thức của người dân về hoạt động này, cho họ thấy được bản chất và những lợi ích thực tế mà vận động hành lang mang lại. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải tạo môi trường sinh hoạt xã hội công khai, minh bạch hơn, dân chủ hơn, trong đó các cơ quan Nhà nước cũng phải hoạt động công khai, dân chủ hơn.

Kết luận chương 2

Trong những năm vừa qua, vận động hành lang ngày càng phát triển và lan rộng trên phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu như trước kia, khi nhắc đến vận động hành lang thì chúng ta chỉ liên tưởng đến hai quốc gia là Hoa Kỳ và Anh nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì vận động hành lang đã lan toả và có tầm ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác nhau (phát triển và đang phát triển). Tại một số nước thừa nhận vận động hành lang là một hoạt động hợp pháp thì họ đã ban hành nhiều đạo luật điều chỉnh một cách trực tiếp hay gián tiếp hoạt động nói trên để nó được vận hành theo đúng quy định của pháp luật. Trong các quan hệ thương mại mang tính quốc tế thì vận động hành lang càng ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển đòi hỏi số lượng các văn bản pháp luật (quốc gia, quốc tế) ngày càng gia tăng để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh trong thương mại. Hoa Kỳ, Liên minh EU, Anh, Canada… là những nước có nền dân chủ phát triển nên họ ý thức được tầm quan trọng của người dân trong việc đóng góp ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình khi Nghị viện chuẩn bị ban hành chính sách, dự luật, chủ trương để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh trong xã hội nên họ rất coi trọng các nhóm lợi ích và thừa nhận hoạt động vận động hành lang. Vận động hành lang là một hoạt động nhạy cảm, hoạt động hậu trường nên sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn trong việc tạo ra các hiện tượng tiêu cực trong xã hội nên hoạt động này được pháp luật của các quốc gia có những điều khoản quy định rất khắt khe.

Trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thì vận động hành lang cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến kết quả của các quyết định giải quyết tranh chấp. Thực tiễn thương mại quốc tế đã chứng minh một cách xác thực về vai trò

của vận động hành lang, nó là một trong các yếu tố quyết định đến sự thắng lợi của một trong các bên xảy ra tranh chấp. Vụ kiện mang tên cá tra, cá basa giữa các doanh nghiệp của Việt Nam và Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình, minh chứng cho vai trò to lớn của hoạt động vận động hành lang. Từ vụ kiện này, các doanh nghiệp Việt Nam đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đáng giá và làm hành trang cho hoạt động kinh doanh của mình tại thị trường nước ngoài.

KẾT LUẬN

Vận động hành lang là một hiện tượng xã hội, một bộ phận chính đáng, hợp pháp của thiết chế dân chủ. Bên cạnh đó, vận động hành lang ngày càng trở nên quan trọng và là phần không thể thiếu được trong các hoạt động chính trị - xã hội. Vận động hành lang được biết đến là hoạt động “hậu trường”, không chính thức nhưng có một vai trò quan trọng với những đóng góp đáng kể trong việc hình thành nên một dự thảo luật, một chính sách của Nghị viện. Tuy không mang tính chính thức nhưng vận động hành lang tác động mạnh mẽ đến tất cả các công đoạn của quá trình ra quyết định, quá trình làm luật và hình thành chính sách đối nội, đối ngoại. Ngày nay, vận động hành lang không chỉ là một phần thiết yếu trong đời sống chính trị của các nước phát triển mà đã lan toả vào các quan hệ kinh tế, thương mại của nhiều quốc gia và trở thành vấn đề quốc tế có tính thời sự nóng bỏng. Vận động hành lang ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa của mình trong nhiều lĩnh vực trong đó hoạt động thương mại là lĩnh vực mà vận động hành lang có những tác động to lớn, đem lại hiệu quả nhất. Cùng với sự phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu, hoạt động thương mại đã mở rộng ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và hoà nhập trên phạm vi rộng với tên gọi quốc tế nên hoạt trao đổi, mua bán giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia khác nhau là một điều tất yếu, khó tránh khỏi. Khi thương mại quốc tế phát triển thì một quy luật thì việc xảy ra các tranh chấp quốc tế về thương mại là một điều khó tránh khỏi và khi đó một trong các bên tranh chấp đều mong muốn mình giành được những ưu thế, đảm bảo tối đa lợi ích của mình. Khi tình huống đó xảy ra thì vận động hành lang luôn được xem là công cụ hữu hiệu được các quốc gia cân nhắc, tìm kiếm và sử dụng như một phương tiện hỗ trợ cho chính mình khi có tranh chấp xảy ra đã và đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Từ thực tiễn các tranh chấp thương mại quốc tế đã xảy ra hầu như đều hiện diện bóng dáng của vận động hành lang và những kết quả của các phán quyết giải quyết tranh chấp thường được sử dụng như một minh chứng sống khẳng định vai trò to lớn của vận động hành lang trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG TMQTx (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w