32 Tác giả dùng khái niệm này để chỉ quốc gia
2.1.1. Vận động hành lang tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ không phải là quê hương của vận động hành lang nhưng khi nhắc tới hoạt động này, hầu như mọi người đều nghĩ ngay đến nó vì vận động hành lang hoạt động rất nhộn nhịp và cực kì phát triển tại nơi đây. Tại Hoa Kỳ, luật pháp rất được đề cao, mọi hoạt động của các quan chức, công dân đều dựa trên nền tảng là pháp luật. Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan quyền lực có vai trò quyết định đến các vấn đề của toàn xã hội. Vận động hành lang tại Hoa Kỳ có liên quan đến khá nhiều lĩnh vực: vận động hành lang trong lĩnh vực chính trị, vận động hành lang trong lĩnh vực kinh tế, vận động hành lang trong lĩnh vực văn hoá- an sinh xã hội. Khi một quan hệ xã hội mới xuất hiện yêu cầu Nhà nước phải ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình xã hội. Các văn bản quy phạm pháp luật này trong khuôn khổ, phạm vi điều chỉnh của mình sẽ có ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhóm lợi ích. Để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình, các nhóm lợi ích chịu tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi các văn bản quy phạm pháp luật sẽ sử dụng vận động hành lang như là công cụ, phương tiện để tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả nhằm gây ảnh hưởng, tác động đến cơ quan, người có thẩm quyền để họ ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách phù hợp với lợi ích của các nhóm này.
34 http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng_h%C3%A0nh_lang (truy cập 07/05/2013) 07/05/2013)
Ngay sau cuộc chiến tranh thế giới II kết thúc, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua các điều khoản của pháp luật vận động hành lang và công khai trên phạm vi toàn liên bang: FRLA năm 1946. Mục tiêu chính của Đạo luật là thiết lập một hệ thống đăng ký vận động hành lang và công khai minh bạch thông tin về những nỗ lực gây ảnh hưởng đến quá trình làm luật hay hoạch định chính sách của Quốc hội. Bên cạnh đó, FRLA còn cung cấp một hệ thống đăng ký và công khai tài chính của những người cố gắng gây ảnh hưởng đến việc thông qua hay thất bại một dự thảo luật, chính sách trong Quốc hội. Mục tiêu của FRLA là cung cấp công khai thông tin về áp lực chính trị mà các nghị sỹ gặp phải trong quá trình làm luật. Theo FRLA quy định bất cứ ai có "mục đích chính" gây ảnh hưởng đến việc thông qua hay thất bại của một hay nhiều dự thảo luật trong Quốc hội phải có nghĩa vụ phải đăng ký với Thư ký Hạ viện và Thư ký Thượng viện đồng thời thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quý. Báo cáo tài chính phải đầy đủ tên và địa chỉ của người vận động hành lang cũng như tất cả thông tin khách hàng, chi phí phải trả cho các nhà vận động hành lang, những nỗ lực vận động hành lang và số tiền tốn kém khi thực hiện hoạt động này; danh tính của bất kỳ ấn phẩm là những bài báo liên quan đến vận động hành lang hoặc xã luận. Trong quá trình thực hiện hoạt động báo cáo, nếu vi phạm các yêu cầu trên có thể bị phạt lên đến $ 5,000 hoặc bỏ tù một năm, cấm ba năm thực hiện hoạt động vận động hành lang. Với Đạo luật này, trên thực tế, các hoạt động vận động hành lang đã được công nhận là hợp pháp.
Ngày 19 tháng 12 năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã ký ban hành Đạo luật về công khai hóa hoạt động vận động hành lang (LDA) điều chỉnh các mối quan hệ trong và ngoài nước ở Hoa Kỳ. Đạo luật đã có những quy định cụ thể vấn đề công khai, minh bạch thông tin trong vận động hành lang. Theo đó, chậm nhất là sau 45 ngày, kể từ khi người vận động hành lang thực hiện cuộc vận động đầu tiên hoặc được thuê để thực hiện cuộc vận động, tại bất kỳ thời điểm nào trước thời hạn này, người vận động hành lang phải đăng ký với Ban thư ký của Thượng nghị viện và Thư ký của Hạ nghị viện35.
Bên cạnh Luật công khai hóa hoạt động vận động hành lang, ở Hoa Kỳ còn có Đạo luật để điều chỉnh các hoạt động vận động hành lang của nước ngoài tại Hoa Kỳ là FARA. FARA là nỗ lực đầu tiên của công cuộc cải cách vận động hành lang toàn diện ở cấp liên bang Hoa Kỳ. Mục đích chính FARA là để hạn chế ảnh hưởng của các đại diện nước ngoài và tuyên truyền về chính sách công của Hoa Kỳ. Việc ban hành FARA trước Thế chiến II là kết quả từ những đề xuất của một ủy ban đặc biệt thuộc Nghị viện (được gọi là ủy ban McCormack) với chức năng chính là điều tra "các hoạt động phi-Hoa Kỳ" trong Hoa Kỳ. Pháp luật ban đầu tập trung vào phong trào phát xít Đức. FARA tập trung hoàn toàn vào việc công khai hoạt động vận động hành lang. Theo Đạo luật này, “đại diện nước ngoài” được định nghĩa là bất kì người nào có hành vi như một nhà vận động hành lang, làm công việc đại diện quan hệ công chúng hoặc luật sư đại diện cho chính nước ngoài hoặc bất kì tổ chức nội địa được trợ cấp bởi chính nước ngoài36. Nó cũng định nghĩa “nước ngoài” nghĩa là một Chính phủ nước ngoài, một đối tác chính trị, hợp tác chính trị, đối tượng hay tư nhân được thành lập theo quy định pháp luật hoặc có một địa điểm kinh doanh tại quốc gia khác37. FARA tìm cách làm giảm bớt ảnh hưởng của tuyên truyền viên nước ngoài bằng cách yêu cầu:
(i) Tất cả các “đại diện của nước ngoài” phải đăng ký tên, địa chỉ và các khách hàng nước ngoài mà mình đại diện cho Tổng thư ký của Nhà nước;
(ii) Bất kỳ tài liệu hoặc thông tin được phổ biến bởi các đại diện nước ngoài phải được dán nhãn rõ ràng
(iii) Đại diện nước ngoài duy trì một tài khoản của tất cả các địa chỉ vận động hành lang, thời gian (ngày) của những người liên lạc, các khoản bồi thường nhận được và giải ngân, các chủ đề thảo luận với người nào, và công khai "nhật ký" với Thư ký Nhà nước38.
36 http://www.cleanupwashington.org/lobbying/page.cfm?pageid=38( truy cập ngày 07/06/2013)37 http://www.cleanupwashington.org/lobbying/page.cfm?pageid=38( truy cập ngày 07/06/2013) 37 http://www.cleanupwashington.org/lobbying/page.cfm?pageid=38( truy cập ngày 07/06/2013) 38 http://www.cleanupwashington.org/lobbying/page.cfm?pageid=38( truy cập ngày 07/06/2013)
FARA đã được sửa đổi nhiều lần trong những năm 1950 và 1960 nhưng sửa đổi quan trọng nhất là vào năm năm 1966, khi Quốc hội nhận thức vai trò của FARA từ một công cụ chống tuyên truyền thành một công cụ điều chỉnh hoạt động vận động hành lang. Bởi lẽ, Quốc hội Hoa Kỳ nhận thức rõ các mối đe dọa lớn nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt tại thời điểm đó không phải từ các thế lực thù địch nước ngoài liên quan đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mà từ đối thủ kinh tế nước ngoài cùng nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính sách thuế quan.
Ở Hoa Kỳ, vận động hành lang được coi là một nghề chuyên nghiệp “hái ra tiền”. Các chuyên gia và các công ty vận động hành lang hoạt động khá sôi nổi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ. Trong đó, hoạt động của nhóm lợi ích, hiệp hội kinh tế là nở rộ nhất. “Theo thống kê, có tới 72% các nhà vận động hành lang hoạt động đại diện cho các hiệp hội kinh tế và chiếm khoảng gần 80% chi phí vận động hành lang hàng năm. Theo thống kê của Hiệp hội thương mại và ngành nghề quốc gia Hoa Kỳ có khoảng 7.500 hiệp hội thương mại quốc gia”39. Hầu hết các hiệp hội này có văn phòng tại thủ đô Washington và đã tham dự vào các hoạt động lập pháp Liên bang có liên quan đến nhóm lợi ích của các thành viên, con số đại diện của các hiệp hội này tại Washington đã lên tới 17.000 người40.
Các dự thảo luật, chính sách của cơ quan công quyền đều có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp hay hiệp hội. Đối với các cuộc vận động hành lang chuyên nghiệp, bản thân các hiệp hội và các công ty không thể tự mình thực hiện mà phải thuê các công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực vận động hành lang để đại diện cho họ tiến hành vận động. Các nhà vận động hành lang nổi tiếng thông thường là các nghị sỹ hay các quan chức cao cấp đã về hưu. Vận động hành lang tại Hoa
39 Trần Hữu Huỳnh, Trần Văn Mai, “Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế của các nước trên thế giới, thực trạng và xu hướng phát triển tại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo: “Hội thảo vận động hành lang: Thực tiễn và thực trạng và xu hướng phát triển tại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo: “Hội thảo vận động hành lang: Thực tiễn và pháp luật”, 2006, tr5
40 Trần Hữu Huỳnh, Trần Văn Mai, “Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế của các nước trên thế giới, thực trạng và xu hướng phát triển tại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo: “Hội thảo vận động hành lang: Thực tiễn và thực trạng và xu hướng phát triển tại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo: “Hội thảo vận động hành lang: Thực tiễn và pháp luật”, 2006, tr 5
Kỳ, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau: (i) vận động hành lang công nghiệp quốc phòng có sức mạnh vô cùng to lớn, chi phối Quốc hội và Nhà nước. Nó đại diện cho đông đảo các công ty và các nhà thầu cực lớn, cung cấp máy bay, tàu chiến, súng, bom và các phương tiện phục vụ chiến cho quốc phòng, an ninh; (ii) vận động hành lang dầu khí có sức mạnh chỉ sau vận động hành lang công nghiệp quốc phòng gắn liền với sự kiện sau cuộc khủng hoảng vùng Vịnh năm 1990, vận động hành lang dầu khí vận động Nhà nước có chính sách bao cấp để gia tăng sản xuất dầu khí trong nước nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào dầu khí nhập khẩu; (iii) vận động hành lang phục vụ nước ngoài. Vận động trong lĩnh vực này yêu cầu những người làm vận động hành lang phục vụ quyền lợi của Chính phủ nước ngoài phải đăng ký hoạt động với Nhà nước Hoa Kỳ và hoạt động tuân thủ theo khuôn khổ pháp luật. Họ thực hiện công việc vận động trên hai phương diện: cố vấn cho chính phủ nước ngoài về chủ trương, chính sách và xu thế của Nhà nước Hoa Kỳ đối với các vấn đề liên quan đến hai nước; vận động để Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ theo đường lối phù hợp với nguyện vọng của chính phủ nước ngoài mà người làm vận động hành lang phục vụ.
Tại thủ đô Washington, vận động hành lang là một trong những nghề thu hút được số đông người tham gia vì những lợi ích to lớn từ hoạt động này mang lại. Hiện có “hơn 22.000 nhóm lợi ích có tổ chức tại Hoa Kỳ và khoảng 50.000 người đăng ký chính thức hành nghề vận động hành lang tại Thư kí Hạ viện và Thư ký Thượng viện”. Trong đội ngũ người hành nghề vận động hành lang nổi bật nhất là sự có mặt của các luật sư (ở thủ đô Washington cứ 40 người dân thì có một luật sư) và các cựu quan chức của Chính phủ. Người làm công việc này có nghĩa vụ phải đăng ký và thông báo tài khoản của họ theo quy định của Đạo luật công khai hoá hoạt động vận động hành lang năm 1995. Tính tới “tháng 3/2005, đã có 21.500 nhà vận động hành lang đăng ký ở Hạ viện. Theo đánh giá của Trung tâm Hoà nhập công chúng thì kể từ năm 1998, đã có 22.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của 3.500 công ty vận động hành lang và hơn 27.000 người làm công việc này”41. Một trong số những văn phòng vận động có uy tín của Hoa Kỳ là Akin, Gump,
Strauss, Hauer & Felt có khoảng 100 luật sư với doanh thu 6 triệu USD hiện là đại diện của tập đoàn Boeing, ngành kinh doanh điện ảnh Hollywood hay tập đoàn dầu lửa Trung Quốc. Hoa Kỳ hiện có khoảng 20 công ty chuyên vận động hành lang có thứ hạng cao, trong đó nổi bật có 2 công ty đóng trụ sở trên phố K (thủ đô Washington)42.