32 Tác giả dùng khái niệm này để chỉ quốc gia
2.3.1. Sự cần thiết của việc ban hành luật điều chỉnh vấn đề vận động hành lang
2.3.1. Sự cần thiết của việc ban hành luật điều chỉnh vấn đề vận động hành lang lang
Như đã trình bày tại chương hai, vận động hành lang là một khái niệm còn khá mới đối với Việt Nam nhưng rất quen thuộc đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, vận động hành lang được mọi người nhìn nhận từ những đặc điểm tiêu cực, không đúng với bản chất nguyên thủy của nó. Theo đó, vận động hành lang thường được
tiếp nhận là một hoạt động lén lút, đi đêm, không hợp pháp nhằm gây áp lực, mua chuộc các cơ quan, người có thẩm quyền để ban hành những chính sách, pháp luật phù hợp cho lợi ích của họ. Trong những năm gần đây, hoạt động vận động hành lang đã manh nha tại Việt Nam và có xu hướng sẽ phát triển trong những năm tiếp theo, hứa hẹn nhiều triển vọng. Có lẽ do Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế theo chiều sâu và đặc biệt hơn là từ sau sự kiện chính thức trở thành thành viên của WTO được xem là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho vận động hành lang xuất hiện. Một trong những nghĩa vụ phải thực hiện đầu tiên khi trở thành thành viên của một tổ chức mang tầm cỡ quốc tế này (WTO) chính là nghĩa vụ thực thi cam kết mở cửa thị trường. Việc mở cửa thị trường của Việt Nam có ảnh hưởng và tác động đến nhiều ngành với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi của chính sách, đối tượng điều chỉnh của chính sách. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho các tổ chức, các hiệp hội cần phải thực hiện là tạo ra những cơ chế tự bảo vệ mình tại chính thị trường nội địa. Trước tình hình này, các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng cần phải sử dụng công cụ vận động hành lang với mục đích tác động vào các chủ thể có thẩm quyền để họ hoạch định, ban hành các điều khoản có lợi để bảo vệ quyền lợi của mình. Qua thực tiễn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, đặc biệt là sau vụ kiện cá tra, cá basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, các doanh nghiệp, hiệp hội của nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của vận động hành lang nên phần nào đã có sự đột phá, thay đổi tư duy, nhận thức của họ về vấn đề này. Các doanh nghiệp muốn xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn để tối đa hoá lợi ích của mình thì các chính sách thương mại đóng một vai trò cực kì quan trọng nên vận động hành lang sẽ phát huy vai trò trong việc định hướng các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành các chính sách, văn bản luật phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp, hiệp hội.
Trong những năm vừa qua, vận động hành lang đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục, kêu gọi sự ủng hộ của các quốc gia thành viên phê chuẩn cho Việt Nam gia nhập WTO hay vận động tại Mỹ để thông qua quy chế PNTR. Trong cuộc chiến cá tra, cá basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, phía Việt Nam cũng sử dụng vận động hành lang và kết quả đạt được là sự ủng hộ từ các nghị sỹ cùng với báo giới, dân chúng của
Hoa Kỳ. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, sự hoàn thiện về môi trường pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của các nhóm lợi ích. Trong đó, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các hiệp hội, liên hiệp là minh chứng dễ nhận thấy nhất trong thực tiễn xã hội nước ta hiện nay. Các hiệp hội được thành lập và mỗi hiệp hội đều cố gắng hoạt động theo hướng tăng cường và bảo vệ một cách có hiệu quả nhất các lợi ích của thành viên trong tổ chức mình. Thông qua các cuộc tiếp xúc cá nhân với những người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước, tham gia vào các phiên họp của hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, nghe báo cáo các dự luật và kiến nghị, góp ý kiến tham gia vào các dự luật thì các nhóm lợi ích đã phần nào bảo vệ được lợi ích cho các thành viên của mình. Trong những năm gần đây, số lượng các hiệp hội được thành lập ngày càng tăng nhưng chất lượng hoạt động của các hiệp hội còn mang tính bị động, khi nào bị ảnh hưởng, xâm hại đến lợi ích thì các doanh nghiệp, các hiệp hội mới lên tiếng.
Hiện tại nước ta chưa tồn tại khái niệm vận động hành lang, các nhóm lợi ích, các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp bởi lẽ chưa có một văn bản pháp luật nào ghi nhận và bảo vệ nhưng trên thực tế đã tồn tại bóng dáng các nhà vận động hành lang làm công việc vận động. Vận động hành lang thực tế là một hoạt động trong sáng, có ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn đối với nhiều chủ thể: Chính phủ, các nhóm lợi ích… nên nếu nắm rõ được bản chất của vận động hành lang và vận dụng nó một cách chính xác sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Chính những điều đó, thiết nghĩ rằng Việt Nam cần chính thức thừa nhận vai trò của vận động hành lang và ban hành văn bản pháp quy để hợp thức hoá hoạt động vận động hành lang, đề cao vai trò, tiếng nói của người dân trong việc tự do nêu ý kiến của mình về dự thảo luật hay chính sách của Nhà nước. Vận động hành lang tồn tại như một hiện tượng tất yếu của thiết chế dân chủ vậy nên cần phải có văn bản pháp luật để điều chỉnh, định hướng hoạt động này đi vào một khuôn khổ, minh bạch tránh việc bóp méo, đánh tráo khái niệm vận động hành lang để thực hiện các hành vi tiêu cực.