Vận động hành lang tại Việt Nam

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG TMQTx (Trang 45 - 48)

32 Tác giả dùng khái niệm này để chỉ quốc gia

2.1.5. Vận động hành lang tại Việt Nam

Tại các nước phát triển, vận động hành lang là một khái niệm đã tồn tại từ lâu, được quy định trong các văn bản pháp luật thì tại Việt Nam vận động hành lang là một khái niệm mới mẻ và trên thực tế hoạt động này vẫn chưa được thừa nhận trên bình diện pháp luật. Nếu các quốc gia thừa nhận vận động hành lang là hoạt động hợp pháp và được luật hoá thì vận động hành lang trở thành một ngành công nghiệp hái ra tiền và số lượng nhà vận động hành lang cũng tăng lên đáng kể. Tại Việt Nam, vận động hành lang được nhìn nhận từ mặt trái của nó bởi theo ý thức của đa số người, họ vẫn tâm niệm rằng vận động hành lang là một điều không tốt, là hoạt động “đi đêm”, mang tính chất tiêu cực, mua chuộc các quan chức có thẩm quyền để phục vụ cho lợi ích của một hay nhiều nhóm người trong xã hội, là nguồn gốc của tham nhũng, hối lộ. Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang trên đà phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và tham gia vào các sân chơi chung mang tầm cỡ quốc tế nên Việt Nam cần phải làm quen với loại hình vận động này. Về mặt pháp lý, nước ta chưa thừa nhận vận động hành lang là hoạt động hợp pháp nhưng chúng ta vẫn có thể thấy sự hiện diện của các quan hệ vận động hành lang tồn tại trong thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, vận động hành lang ở nước ta chỉ tồn tại một cách riêng rẻ, tự phát và mang tính chất lợi ích cá nhân, đơn lẻ.

Cùng với sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp với sự hoàn thiện hơn về hệ thống pháp luật thì số lượng các hiệp hội doanh nghiệp của nước ta đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê chưa đầy đủ của VCCI, tính đến thời điểm cuối năm 2004, số lượng hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước có gần 300 hiệp hội doanh nghiệp. Trong đó chủ yếu tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng. Chỉ riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số lượng hiệp hội doanh nghiệp đã chiếm đến hơn 42% tổng số hiệp hội doanh nghiệp trong cả nước.51 Có nhiều tiêu chí để phân chia các loại hiệp hội nhưng hiện nay cách phân chia chủ yếu được sử dụng là căn cứ vào ngành nghề kinh doanh của hiệp hội. Nếu dựa vào tiêu chí nêu trên thì hiệp hội được phân thành 2 loại:

(i) Các hiệp hội doanh nghiệp đa ngành như VCCI, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Công thương, Hội đồng các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam…

(ii) Các hiệp hội doanh nghiệp cùng một ngành hàng, lĩnh vực hoạt động như Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng… Hiện nay, theo điều tra của VCCI khoảng gần 30% các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia làm thành viên của một hiệp hội doanh nghiệp cụ thể52. Tỷ lệ các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia làm thành viên hiệp hội thông thường nhiều hơn so với các doanh nghiệp do người dân thành lập.

Hiện tại, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp của Việt Nam không chỉ thực hiện hoạt động thương mại trong phạm vi nội địa mà đã có những bước đi xa hơn là hội nhập vào sân chơi chung của các quốc gia trên thế giới. Hoạt động thương mại, tự thân đã là hoạt động mang tính rủi ro nhưng giờ đây, nó không còn ở phạm vi của một quốc gia mà đã vượt qua biên giới và thâm nhập vào thị trường các quốc gia khác. Hoạt động thương mại quốc tế luôn tiềm ẩn những rủi ro cao,

51 Trần Hữu Huỳnh, Đậu Anh Tuấn, Báo cáo nghiên cứu: “Vận động chính sách của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam: Đánh giá thực trạng, một số quan sát ban đầu và các kiến nghị”, 10/2006. Việt Nam: Đánh giá thực trạng, một số quan sát ban đầu và các kiến nghị”, 10/2006.

52 Trần Hữu Huỳnh, Đậu Anh Tuấn, Báo cáo nghiên cứu: “Vận động chính sách của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam: Đánh giá thực trạng, một số quan sát ban đầu và các kiến nghị”, 10/2006. Việt Nam: Đánh giá thực trạng, một số quan sát ban đầu và các kiến nghị”, 10/2006.

vậy nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có cái nhìn kịp thời, toàn diện hơn về vận động hành lang để tránh việc bị yếu thế tại thương trường quốc tế. Nắm bắt được ý nghĩa của vận động hành lang, trong những năm vừa qua VASEP đã phải tiêu tốn khoảng 260.000 đô-la cho các hoạt động vận động hành lang trong các vụ kiện bán phá giá về tôm, cá tra, basa tại Hoa Kỳ53. Các hiệp hội khác như Hiệp hội giầy da, Hiệp hội dệt may, Hiệp hội thép đã và đang đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ nước ngoài. Vận động hành lang đang dần được quan tâm và vận dụng thường xuyên hơn nhằm hạn chế rủi ro cho các thành viên của hiệp hội. Thực tế trong những năm vừa qua, VCCI là chủ thể tích cực trong các hoạt động vận động hành lang tại Việt Nam. Các hoạt động vận động hành lang, bao gồm:

(i) Tham gia trực tiếp vào các ban soạn thảo các văn bản pháp luật, pháp quy; tham gia phản biện chính sách, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật;

(ii) Tham gia Tổ công tác thi hành pháp luật và chính sách; thông qua đại diện hiệp hội tại một số cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; đối thoại tại các cuộc đối thoại thường kỳ giữa Chính phủ và doanh nghiệp;

(iii) Gửi các công văn kiến nghị tới Chính phủ trong việc xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp.

Thuế quan, các hàng rào phi thuế quan là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các doanh nghiệp, hiệp hội. Bởi lẽ, những vấn đề nêu trên có vai trò quyết định to lớn trong cấu thành giá sản phẩm, phân phối sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nên, những vấn đề này là một trong những đối tượng mà vận động hành lang hướng tới: Hiệp hội ô tô Việt Nam có vai trò rất lớn khi tác động tới Bộ Tài chính đưa ra các quyết định về thuế nhập khẩu ôtô, ôtô cũ; Hiệp hội thép Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các hoạt động chính sách có liên quan. Mặc dù số lượng các hiệp hội ở Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng nhưng hiệu quả mang lại từ quá trình hoạt động chưa cao bởi lí do nhiều hiệp hội được thành lập nhưng việc bảo vệ lợi

53 Trần Hữu Huỳnh, Đậu Anh Tuấn, Báo cáo nghiên cứu: “Vận động chính sách của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam: Đánh giá thực trạng, một số quan sát ban đầu và các kiến nghị”, 10/2006. Việt Nam: Đánh giá thực trạng, một số quan sát ban đầu và các kiến nghị”, 10/2006.

ích cho các doanh nghiệp, mang tiếng nói của doanh nghiệp đến với nghị trường vẫn còn hạn chế.

Như vậy, tại Việt Nam đã có sự xuất hiện của các nhóm lợi ích và hoạt động vận động hành lang trên thực tế nhưng các nhóm lợi ích ở Việt Nam chủ yếu tồn tại dưới hình thức các Hiệp hội và vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong quá trình hoạt động. Người vận động hành lang tạm thời được phân chia thành ba loại: người vận động hành lang bên trong, người vận động hành lang tình nguyện, người vận động hành lang theo hợp đồng. Nếu như dựa vào việc phân loại như trên thì người vận động hành lang “bên trong” ở nước ta đang từng bước hình thành và có ảnh hưởng lớn. Người vận động hành lang “bên trong” được hiểu là “là những người công chức, viên chức làm việc trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của Nhà nước và cơ bản trong các lĩnh vực hoạt động không mang tính Nhà nước, họ đại diện cho lợi ích của các lĩnh vực đó trong các cơ cấu khác nhau của Nhà nước”54. Bên cạnh đó, nước ta cũng tồn tại một số lượng ít người với tên gọi là người vận động hành lang tình nguyện, họ là những công dân bình thường, đại diện cho nhóm lợi ích không lớn, không mang tính kinh doanh, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực xã hội. Nhóm người vận động hành lang tình nguyện chiếm một số lượng nhỏ và giá trị ảnh hưởng không đáng kể. Người vận động hành lang theo hợp đồng tồn tại với số lượng đông đảo và có tầm ảnh hưởng đáng kể ở một số quốc gia thì tại Việt Nam nhóm gây áp lực này chưa xuất hiện, bởi vì chưa có cơ sở pháp luật điều chỉnh hoạt động của họ.

Một phần của tài liệu VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG TMQTx (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w