- Chúa Nguyễn Tổ chúa Nguyễn chính là Nguyễn Kim Họ Nguyễ nở Gia Miêu, Hà Trung là một danh gia vọng tộc lừng lẫy lâu đời thời nhà Lê Ông nội là bố
B. Di tích Văn hoá lịch sử
I- Thanh Hoá mảnh đất của di tích
Đến bất cứ đâu trên đất Thanh Hoá, chúng ta cũng bắt gặp các di tích lịch sử - văn hoá. Những đền đài, miếu mạo, huyền thoại, truyền thuyết, giai thoại về con ngời, sự kiện. Những di tích đơn lẻ, những cụm di tích này góp phần rất lớn tạo nên kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể (tinh thần) Xứ Thanh. Huyện Bá Thớc, núi sông kì thú gắn với các địa danh khảo cổ : Mái Đá Điều, Hang làng Tráng ; các địa danh văn hoá - lịch sử : Hang Dong (nơi Tống Duy Tân bị bắt), Mờng ống, Mờng Ai nơi phát tích sử thi Đẻ đất đẻ nớc ; trò chơi Pồn Pôông và xờng của dân tộc Mờng. Mờng Khoòng là nơi phát tích trờng ca Khăm Panh của dân tộc Thái.
Thị xã Bỉm Sơn khi xa là vùng rừng núi rậm, chỉ có con đờng thiên lí độc đạo đi qua đợc gọi bằng cái tên chung : Quán Cháo - Đồng Giao với truyền ngôn “Cọp Đồng Giao, ma Quán Cháo” với lời dặn dò “Ai đi Quán Cháo, Đồng Giao ; Má hồng để lại, xanh xao mang về”. Thế nhng đây chính là quê hơng của Từ Thức
(làng Gạo, xã Hà Lan), con ngời tài hoa, trí tâm nên kết đợc mối duyên trời. Có
phá quân Mãn Thanh vào mùa xuân năm Kỉ Dậu - 1789. Có “Đền Sòng thiêng nhất
Xứ Thanh”, thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong “tứ bất tử” của ngời Việt.
Huyện Đông Sơn, trên diện tích hơn 1 ngàn km2 là mảnh đất của lị sở Cửu Chân xa (Đông Phố, nay thuộc các xã Đông Hoà, Đông Ninh), có kinh đô Trờng Xuân
(Đông Ninh) của Lê Ngọc - ngời chống lại nhà Tuỳ, tự xng Hoàng đế. Có nhà thờ Nguyễn Chích (tớng của Khởi nghĩa Lam Sơn), Nguyễn Nghi- Nguyễn Khải (thời Lê Trung Hng), chùa An Hoạch còn gọi là chùa Báo Ân trên núi Nhồi xã Đông Tân. ở
Đông Sơn hiện còn trên 300 bia đá của các thời kì lịch sử khác nhau. Là quê hơng của các trò diễn Xứ Thanh : Trò Rủn (Đông Khê), Trò Bôn (Đông Thanh). Đông Sơn cũng là một vùng đất học, với các tên tuổi : Lê Trắc - ngời viết An Nam chí lợc, Nguyễn Mộng Tuân, tác giả Cúc Pha thi tập, Lê Hi, ngời hoàn thành Đại Việt sử kí
toàn th tiếp theo Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Nghi thầy dạy hai vua Lê Anh Tông, Lê Thế
Tông. Đã có câu : “Đông Sơn tứ Bôn, Hoằng Hoá lỡng Bột” (tứ Bôn là 4 làng : Ngọc Tích, Phúc Triền, Kim Bôi, Quỳnh Bôi). Thầy đồ làng Phúc Triền là ngời đã dạy các nhân tài nh Lê Văn Hu, Lê Quát.
Hà Trung có khu lăng miếu Triệu Tờng (làng Gia Miêu- Hà Long quê hơng của dòng họ Nguyễn- chúa Nguyễn- vua Nguyễn). Khu lăng miếu gồm : Nguyên miếu
thờ Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng ; miếu Trờng Quốc Công thờ Nguyễn Hoằng Dụ ;
lăng Trờng nguyên của Nguyễn Kim và đền thờ Nguyễn Uông. Khi xa khu lăng
miếu này là nơi tôn nghiêm ; hàng năm quan lại Thanh Hoá đều phải đến làm lễ. Vua nhà Nguyễn kinh lí Bắc Hà bao giờ cũng phải về đây tế lễ tổ tiên. Ngoài ra Hà Trung còn li cung do Hồ Quí Li xây cất thuộc làng Đại Lại (Kim Âu) thuộc xã Hà Đông. Các ngôi chùa Linh Xứng do Lí Thờng Kiệt dựng, Nguyên Hải do Nguyễn Hoàng xây, Trạch Lâm là công đức của con gái Nguyễn Hoàng, chính phi chúa Trịnh Tráng. Ngoài ra có chùa Long Cảm tức chùa Trang Các, chùa Đan Phúc, và các đền thờ Lí Thờng Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Trần Hng Đạo, đền Hàn, đền Rồng, đền Mốc, đền Đức Tôn, đền Cây Thị.
Hậu Lộc cũng là đất tối cổ với di chỉ Hoa Lộc cùng thời với văn hoá Phùng Nguyên, sơ kì đồ đồng. Di chỉ Gò Trũng cùng thời với Đa Bút, đền Bà Triệu (Triệu Lộc) chùa Sùng Nghiêm (Văn Lộc). Tỉnh lị, cách nay gần một nghìn năm đóng trên đất này. Là quê hơng của Phạm Thanh, Phạm Bành, Hoàng Bất Đạt những tên tuổi Cần Vơng chống Pháp. Cũng là mảnh đất làng nghề : rèn Tất Tác (Tiến Lộc), muối Tam Hoà (Hòa Lộc), đóng thuyền Quân Phú (Xuân Lộc), đan cói Vũ Xá (Mĩ Lộc).
Hoằng Hoá có thể xem là nơi hội tụ của sông núi Xứ Thanh. Chín chín ngọn Ngũ Hoa Phong và dòng sông Mẹ (Mạ, Mã) đều dồn về để nhìn ra phía trớc - núi sông, đồng ruộng Hoằng Hoá, vùng đồng bằng ven biển rộng nhất Xứ Thanh. Quốc lộ 1A, đờng thiên lí xa nh một đờng viền phía Tây; cây dừa đến đây cũng dừng lại. Địa thế ấy khiến cho Hoằng Hoá thành mảnh đất “phì nhiêu”. Với di tích khảo cổ Quì Chữ
(Hoàng Quỳ), các đền thờ, nhà thờ ghi công lao những bậc anh hùng, bậc tài danh : Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến Thành, Nguyễn Tuyên, Nh Bá Sĩ, Lơng Đắc Bằng... Là đất
khoa bảng với 48 vị đại khoa. Quê hơng của Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Cả Triệu “tiếng nói của nhân dân”. Quê hơng của “Thợ mộc Thanh Hoa”.
Thọ Xuân gắn với Hai Vua. Xuân Lập có Khu di tích Lê Hoàn - Lê Đại Hành, ông vua mở đầu Tiền Lê. Xuân Lam có Khu di tích Lam Kinh gắn với nhà Hậu Lê, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn. Vạn Lại (Xuân Châu) là căn cứ địa chống Mạc của Nguyễn Kim - Trịnh Kiểm còn Yên Trờng (Thọ Lập) là kinh đô thời Lê Trung Hng trong hơn 20 năm.
Lang Chánh, một địa bàn quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn. Trên núi Chí Linh (Bù Rinh) còn dấu vết vờn cam Lê Lợi ơm. Suối rợu (Huối Láu) nơi Lê Lợi “Hoà n-
ớc sông chén rợu ngọt ngào”. Suối Lá (Huối Vớ) nơi Nguyễn Trãi thả lá Sấm truyền “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi).
Nông Cống có Thành Nguyễn Chích và Khu di tích khởi nghĩa Hoàng Nghiêu (xã Hoàng Sơn) chống Minh thời tiền Lam Sơn. Nhiều đền thờ các danh tớng - khai quốc công thần nhà Lê : Đinh Liệt, Lê Hiểm, Võ Uy, Đỗ Bí trên đất này. Là vùng lúa gạo tỉnh Thanh - “Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống”.
Nga Sơn, đất “hơng hoả” thờ Hùng Vơng thứ 11 (Nga Thắng), thờ Mai An Tiêm, ngời con nuôi tài trí, đầy bản lĩnh của Vua Hùng. Có đền thờ Lê Thị Hoa nữ tớng của Hai Bà Trng, đền thờ Triệu Quang Phục (Nga Thanh). Còn Thành Ba Đình là căn cứ của cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vơng Thanh Hóa, gắn liền với tên tuổi Phạm Bành - Đinh Công Tráng. Có khu kiến trúc công giáo Nga Liên, Nga Giáp, Nga Điền...Là đất chiếu cói nổi tiếng, lại có rợu Điền Hộ thơm ngon nhất nhì nớc.
Ngọc Lặc, Nh Xuân, Nh Thanh đều gắn với Khởi nghĩa Lam Sơn.
Quan Hoá có Mờng cổ Ca Da (gồm các xã Phú Nghiêm, Hồi Xuân, Nam Xuân, Trung Xuân, Thanh Xuân) lu giữ văn hoá dân gian ngời Thái.
Quảng Xơng có những di tích về An Dơng Vơng ; tự hào về hơng Yên Duyên,
dòng Cổ Khê (Quảng Hùng) ghi dấu trận huyết chiến chống quân Nguyên. Lị sở
khẩn hoang của Xứ Thanh từ thời Lê Thánh Tông - Dinh điền sứ đặt ở xã Quảng Thái bây giờ, nên tên làng vẫn còn đó - làng Đồn Điền.
Tĩnh Gia là quê hơng của Đào Duy Từ (Nguyên Bình), nơi tập trung các di tích thời Quang Trung : phòng tuyến thuỷ quân Biện Sơn, di tích Lạch Bạng, nhà thờ Bùi
Thị Xuân (Hải Thanh) và khu văn hoá công giáo Ba Làng. Có nớc mắm Du Xuyên
nổi tiếng.
Thành phố Thanh Hoá còn đây cầu Hàm Rồng, làng Nam Ngạn, Thọ Hạc,
Làng cổ Đông Sơn và khu thế miếu nhà Lê (Đông Vệ).
Thạch Thành gắn với việc xng tụng các nữ trung hào kiệt, Nàng Nga, nhân vật trong truyện thơ nôm Mờng Nàng Nga - Hai Mối. Phơng Hoa trong truyện Nôm
Phơng Hoa, ngời con gái đội tên chồng đi thi đậu trang nguyên để minh oan cho gia
đình nhà chồng. Liễu Hạnh công chúa, một trong tứ bất tử đợc thờ ở đền Phố Cát. Một phần rừng Cúc Phơng (5,5 km2) dấu vết ngời Việt Cổ cũng thuộc huyện này.
Khu di tích T Phố - Làng Giàng và Dơng Đình Nghệ thuộc Thiệu Hoá. Đồng bằng hạ lu sông Chu này còn có Núi Đọ di tích sớm nhất, duy nhất của ngời Việt tối cổ, nối liền với Cồn Chân Tiên, di tích báo hiệu giai đoạn đầu thời đại đồng thau. Là quê hơng của LêVăn Hu, sử gia đầu tiên và Nguyễn Quán Nho, “Tể tớng Vãn Hà
thiên hạ âu ca” (Tể tớng ngời làng Vạn Hà - Thiệu Hng - làm cho thiên hạ vui vẻ,
hạnh phúc). Đây là đất nghề đúc đồng (Thiệu Trung), nghề dệt nhiễu (Hồng Đô - Thiệu Đô), nghề hát chèo (Tòng Tân - Thiệu Tân), nghề “đò dọc” (Thiệu Thịnh).
Triệu Sơn lu hình ảnh Bà Triệu trên bành voi một ngà cùng đoàn quân khởi nghĩa tiến đánh thành T Phố. Nghe tiếng binh đao loạn lạc thời 12 sứ quân. Lại có câu chuyện về Ngời tiều phu núi Na (Na Sơn - Na) đợc Nguyễn Dữ kể trong Truyền Kì
mạn lục từ thế kỉ XVII.
Thờng Xuân gắn với Lê Lợi và Cầm Bá Thớc. Hòn đá ngồi nơi Lê Lợi ngẫm suy kế sách bình Ngô, Hòn đá mài mực, Nguyễn Trãi dúng bút “viết th thảo hịch một
thời”. Đền thờ Dũng Thụ đại vơng ở xã Ngọc Phụng là hồn cây đa hoá thành con cáo để cứu Lê Lợi khi ông bị bầy chó săn của giặc Minh truy đuổi. Và đền Cửa Đặt
thờ Cầm Bá Thớc, vị tớng Cần Vơng. Là quê hơng của quế Trịnh Vạn với nghề bảo quản, khai thác quế. Phơng ngôn Thanh Hoá có câu “một thanh quế Thờng Xuân
bằng năm ông Biển Thớc” (Biển Thớc danh y Trung Hoa cổ đại).
Vĩnh Lộc đất kinh đô nhà Hồ, với thành Tây Đô nổi tiếng. Quê hơng chúa Trịnh, là căn cứ khởi nghĩa Hồng Lĩnh với tên tuổi Tống DuyTân.
Đến với Yên Định là đến với ĐềnĐồng Cổ thờ Thần Trống Đồng hay còn gọi là Đồng Cổ Sơn Nhân. Thời Lí Thánh Tông do có công giúp yên giặc nớc nên đợc vua rớc về thờ ở Thăng Long, làm thần tổ cả nớc. Hàng năm đại thần trong triều đều đến đây thề “tận trung với vua, tận hiếu với dân, ăn ở hai lòng, thần nhân tru diệt”. Núi Đồng Cổ còn gọi là núi Khả Lao, Tam Thai (ba ngọn) thuộc làng Đan Nê Thợng, Yên Thọ. Trong núi có động ích Minh, trên đỉnh có Triều Thiên quán, lng chừng có chùa Thanh Nguyên. Đền xây ở lng chừng núi trớc hồ bán nguyệt. Vách núi khắc nhiều bia. Có cả bia do toàn quyền Pháp Pasquier và thống sứ Chatel cung tiến.
Nghè Hổ Bái ở xã Yên Bái thờ vua Hùng thứ 11. Xã Định Thành có Trạng nguyên
từ thờ anh em Khơng Công Phụ, Khơng Công Phục, ngời đỗ tiến sĩ nhà Đờng. Lại có
lăng thờ và lăng mộ các chúa Trịnh : Trịnh Tùng, Trịnh Doanh, Trịnh Giang, Trịnh
Sâm. Còn có mộ Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Nhà thờ Đào Cam Mộc ở Yên Trung, ngời có công đa Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) lên ngôi. Nhà thờ Lê Đình Kiên ngời lập ra Phố Hiến (Hng Yên) nổi danh “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”. Đền thờ
bà Lê Thị Ngọc Dao quê xã Định Hoà, mẹ vua Lê Thái Tông. Đây cũng là quê h-
ơng Bà Triệu. Yên Định nổi tiếng với nghề trồng bông, kéo kén. Những con kén óng
ánh tựa chiếc chén vàng nh Lê Quí Đôn từng ví. Ngoài ra còn giống da cải dùng để muối ngon nhất Việt Nam - Da Lê. Thứ Da Tiến (vua) ngày xa.
Từ những di tích lịch sử - văn hoá kể trên, có thể nói Xứ Thanh quả là mảnh đất văn hiến với tầng tầng lớp lớp dấu xa oai hùng.