Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đầu tư

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 142 - 144)

- Lĩnh vực kết cấu hạ tầng

4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đầu tư

Nâng cao hiệu quả đầu tư có ý nghĩa to lớn trong công tác huy động VĐT. Hiệu quả đầu tư cao là điều kiện để huy động tốt các nguồn VĐT.

Một dự án đầu tư có hiệu quả vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng nguồn thu cho ngân sách...từ bản thân dự án đó; ngoài ra nó còn có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy, thu hút nhiều dự án đầu tư khác. Tính chất lan toả, lôi kéo của các dự án đầu tư tốt đôi khi đem lại kết quả thu hút đầu tư nhiều hơn cả các biện pháp chủ quan của chính quyền địa phương. Do vậy nâng cao hiệu quả công tác đầu tư

vừa là điều kiện, vừa là mục đích, đồng thời là biện pháp tăng cường huy động VĐT.

Biện pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư cần được tính đến cả trong đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực nhà nước, cả trong đầu tư sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp và dân cư:

+ Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để nâng cao hiệu quả đầu tư phải thực hiện được vấn đề người chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Chính Phủ, về chủ trương cổ phần hoá, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Chủ yếu chức năng cấp tỉnh.

+ Đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh để nâng cao hiệu quả đầu tư, Nhà nước cần thông tin đầy đủ về quy hoạch, cơ chế chính sách, cơ hội đầu tư, các thủ tục liên quan đến công tác đầu tư. Trong thực hiện các dự án đầu tư của khu vực tư nhân, bản thân doanh nghiệp luôn chú ý đến vấn đề lợi nhuận, chính quyền địa phương tạo điều kiện để doanh nghiệp làm ăn có lãi và phát triển theo đúng pháp luật đồng thời doanh nghiệp có trách nhiệm cùng địa phương thực hiện các mục tiêu chung về KTXH đã đề ra.

+ Đối với khu vực Nhà nước, trong đó chú trọng đầu tư của NSNN phải nhằm vào mục tiêu ngăn chặn sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư. Tập trung đầu tư cho các dự án quan trọng, tránh dàn trải trong đầu tư và kéo dài thời gian hoàn thành công trình. Nguồn VĐT từ NSNN là tiền thuế của dân và các doanh nghiệp, kể cả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA thì sau đó cũng dùng nguồn thu thuế để chi trả, do vậy những người quyết định đầu tư của địa phương cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân trong việc sử dụng VĐT của Nhà nước.

Việc đầu tư và sử dụng VĐT từ NSNN có hiệu quả sẽ có tác động lôi kéo và huy động thêm những nguồn VĐT của các thành phần khác của xã hội cho mục tiêu phát triển.

+ Đối với việc huy động và sử dụng vốn đóng góp của nhân dân phải được quản lý chặc chẻ, bảo đảm công khai dân chủ. Việc huy động VĐT của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị nông thôn là hết sức cần thiết, nhưng phải phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhu cầu chính đáng của của đại đa số nhân dân trên cơ sở phát huy dân chủ, công khai trong quá trình đầu tư.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w