- Đối với VA khu vực công nghiệp xd: VAII = 7,06 + 20,35 t
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VĐT Ở HUYỆN PHÚ LỘC GIAI ĐOẠN 2006-
4.1.4. Các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến công tác huy động VĐT ở huyện Phú Lộc trong thời gian
công tác huy động VĐT ở huyện Phú Lộc trong thời gian đến
Qua việc phân tích điều kiện tự nhiên, đặc điểm KTXH tại chương 2 của đề tài nghiên cứu, chúng ta có thể thấy
được những vấn đề chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác huy động VĐT của huyện Phú Lộc trong giai đoạn 2006-2010 là:
Những thuận lợi trong công tác huy động VĐT
- Là huyện nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm giữa hai thành phố Huế và Đà Nẳng, có trục quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy dọc theo suốt chiều dài của huyện. Bên cạnh sự khó khăn của địa hình nổi lên nhiều thuận lợi cơ bản mà các địa phương khác không có đó là sự thuận tiên trong giao lưu phát triển KTXH, đối nội cũng như đối ngoại; có cảng biển nước sâu Chân Mây sau quá trình đầu tư đang phát huy tác dụng và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dịch vụ thương mại...
- Có khu du lịch nổi tiếng là tam giác vàng Bạch Mã- Cảnh Dương- Lăng Cô đang được đầu tư xây dựng. Ngoài ra trên địa bàn huyện có rất nhiều các khu du lịch sinh thái với phong cảnh đẹp đang được đầu tư xây dựng và phát huy tác dụng. Những vấn đề trên ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Phú Lộc.
- Có tiềm năng về rừng, đất đai về trồng rừng và trồng rừng nguyên liệu với diện tích và trữ lượng lớn, trong thời gian qua đã được khai thác hợp lý với mục tiêu phát triển bền vững, có sức hấp các nhà đầu tư vào đầu tư vì mục đích kinh doanh, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ kể cả trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra với diện tích lớn về gò đồi có khả năng thu hút VĐT vào các ngành nghề nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, kinh tế trang trại, chăn nuôi đại gia súc gia cầm với số lượng lớn.
- Có tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, trong đó có nhiều loại đặc sản phục vụ cho du lịch và dịch vụ, công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp chế biến như: nước mặn có cá cơm, thu, ngừ, chim, nục, trích... nước lợ có tôm sú, cua, ghẹ, cá hồng, cá mú, cá dìa....nhuyễn thể có ngêu, hàu, vẹm xanh, ốc hương, bào ngư... đặc biệt là việc nuôi tôm sú với diện tích và khối lượng lớn trong nhiều năm qua đã trở thành hàng hóa, thật sự đã đem lại nguồn lợi lớn, các nhà đầu tư đang có nhiều dự án tập trung cho công tác nuôi trồng tôm sú công nghiệp, đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng cần khai thác và huy động VĐT để phát triển.
- Có tiềm năng lớn về khai khoáng và khai thác vật liệu xây dựng. Về khoáng sản có quặng Ti tan với trữ lượng lớn dùng trong công nghiệp, cát trắng trong công nghiệp luyện thủy tinh; vật liệu xây dựng có đá granít, cát, sạn...phục vụ trong xây dựng, thu hút các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng và xây dựng.
Ngoài ra, với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù có khả năng thu hút đầu tư trồng các loại cây lấy gỗ bản địa quý hiếm như lim, sao, sến, chò; đặc biệt là việc đầu tư trồng cây gió bầu để khai thác trầm hương, trầm kỳ và các loại cây dược liệu khác phục vụ trong đông y.
Những khó khăn, hạn chế đặt ra trong công tác huy động VĐT
- Địa hình phức tạp, bên cạnh những thuận lợi có nhiều khó khăn, là huyện có nhiều đèo núi hiểm trở như đèo Hải Vân, Phú Gia, Phước Tượng..., có nhiều sông suối lớn chia cắt các vùng, đặc biệt là có diện tích đầm phá lớn gồm
đầm Cầu Hai và đầm An Cư vừa có điều kiện phát triển KTXH vừa hạn chế nhiều mặt do sự chia cắt giữa các vùng, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi về thiên tai. Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa mưa thường xảy ra lũ lụt lớn và lũ quét, sạt lỡ núi; mùa hè thường gây hạn hán nghiêm trọng rất bất lợi trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản...
-Trong những năm năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế khá cao so với toàn tỉnh và cả nước, nhưng do điểm xuất phát quá thấp nên nhìn chung vẫn là huyện còn nghèo và chậm phát triển so với nhiều địa phương trong toàn quốc. Cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, mặc dù những năm qua đã được đầu tư lớn song chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Dân số đông so với các huyện khác trong toàn tỉnh; việc định cư sinh sống của đại đa số dân cư trên địa bàn chưa được quy hoạch tốt nên phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng. Đội ngũ cán bộ các cấp còn hạn chế về trình độ và năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề quá cao, chất lượng đã qua đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu, đáp ứng và phục vụ sản xuất kinh doanh còn kém hiệu quả.