ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.3. Đặc điểm về dân số, dân cư và nguồn nhân lực Về dân số: Năm 2005 dân số trung bình của huyện trên
- Về dân số: Năm 2005 dân số trung bình của huyện trên
150.000 người, dân số đô thị chiếm trên 15%. Mật độ dân số trung bình là 200 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ trong huyện, dân cư tập trung đông nhất là ở các xã đồng bằng và ven biển, đầm phá. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay của huyện là 1,3 % .
Huyện Phú Lộc có dân tộc kinh chiếm đại đa số dân cư. Ngoài ra còn có trên 500 nhân khẩu thuộc dân tộc Vân Kiều ở xã Xuân Lộc, phía Tây Bắc của huyện; có 42 người thuộc dân tộc Mường di cư từ phía Bắc vào ở xã Lộc Trì phía Nam của huyện. Phật giáo và Thiên chúa giáo là các tôn giáo chính trong huyện, đặc biệt là Phật giáo đã phát triển rất sớm và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, phong cách và đời sống văn hóa của dân cư.
- Nguồn nhân lực: Đến năm 2005 có trên 75.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm trên 50% dân số; trong đó số người có khả năng lao động là khoảng 73.000 người, chiếm 97,3% số người trong độ tuổi lao động; còn lại là mất khả năng lao động . Tuy nhiên số người ngoài độ tuổi lao động (chưa đến tuổi hoặc đã quá tuổi) thực tế có tham gia lao động là khoảng 6.500 người do đó nguồn lao động của huyện có khoảng 81.500 người, chiếm 54,3% dân số.
Nhìn chung dân số và nguồn nhân lực của huyện Phú Lộc dồi dào, cơ cấu trẻ khỏe; nhân dân trong huyện cần cù, năng động sáng tạo, có ý chí và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên trình
độ dân trí nhìn chung còn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề còn hạn chế, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người trong độ tuổi lao động.