t. Như vậy, trong 10 năm 1996-2005 VĐT của huyện Phú Lộc tăng bình quân hàng năm là 34 tỷ đồng Đây là con số quá
3.1.2.6. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Những năm qua, ít nhất là đến những năm1997-1998 do đặc thù huyện Phú Lộc là một huyện có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác các lợi thế, một phần là cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống kinh tế chủ yếu là thuần nông, nguồn lực để đầu tư phát triển có rất nhiều hạn chế, thu ngân sách không đủ chi phải dựa vào trợ cấp của ngân sách cấp trên; mặc khác việc quy hoạch để đầu tư và thu hút các dự án đầu tư của tỉnh và huyện chưa hoàn thành nên tính đến hết năm 2005 chưa có các dự án FDI nào đầu tư tại huyện. Một số năm trở lại đây, với chủ trương xây dựng và thành lập khu đô thị mới và Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, bước đầu đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư theo hình thức FDI. Nhưng chỉ thật sự kể từ đầu năm 2006 khi FDI đột phá đầu tiên vào Khu Cảng Chân Mây là Nhà máy lắp đặt các cấu kiện của tập đoàn Alcan Group - Australia với tổng mức đầu tư khoảng 160 triệu USD, chuyên sản xuất các cấu kiện siêu trường siêu trọng phục vụ trong công nghiệp. Đây là dự án nước ngoài đầu tư vào Khu Cảng Chân Mây đầu tiên, nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm như sau:
- Quá trình cấp phép đầu tư, thẩm định kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các ngành, các địa phương có liên quan, hoàn thành
các thủ tục nói trên đạt mức kỷ lục ngắn nhất chỉ trong vòng 01 tháng.
- Vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng cũng hết sức thuận lợi, nhanh chóng; địa điểm đặt nhà máy sát với Khu Cảng Chân Mây. Do vậy, doanh nghiệp đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian, đồng thời tận dụng được rất nhiều thuận lợi về cơ sở hạ tầng do địa phương đã đầu tư như : Hệ thống điện đủ công suất phục vụ cho quá trình sản xuất, hệ thống đường giao thông đủ tiêu chuẩn nối liền Khu Cảng Chân Mây với QL1A, hệ thống công trình nước phục vụ cho nhà máy, hệ thống thông tin viễn thông...hầu như đầy đủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Riêng về vấn đề nguồn nhân lực, các cấp chính quyền địa phương cần phải suy nghĩ, mới chỉ 01 dự án FDI đầu tư vào Khu Cảng Chân Mây nhưng nguồn nhân lực như cán bộ quản lý, lực lượng lao động có tay nghề để phục vụ công việc tại địa phương không đáp ứng đủ, phải tuyển dụng nhiều nơi kể cả tuyển dụng ở một số nước lân cận.Trong thời gian đến, muốn thu hút đầu tư các địa phương cần phải có các chính sách cụ thể về công tác đào tạo lao động, nhất là các loại lao động có tay nghề để vừa làm tốt công tác huy động vốn đầu tư vừa giải quyết công ăn việc làm tại địa phương, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất của địa phương.
- Hiện nay, tỉnh đang quan tâm xây dựng danh mục các dự án phù hợp ở Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô nhằm để thu hút các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư nước
ngoài (có phụ lục kèm theo). Đây là thuận lợi to lớn trong công tác huy động vốn đầu tư tại huyện Phú Lộc.