Nguồn vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dân tự đầu tư

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 90 - 94)

t. Như vậy, trong 10 năm 1996-2005 VĐT của huyện Phú Lộc tăng bình quân hàng năm là 34 tỷ đồng Đây là con số quá

3.1.2.5.Nguồn vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dân tự đầu tư

dân tự đầu tư

Tổng hợp thời kỳ 1996-2005, vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư đạt 88,37 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đây là một tỷ lệ rất thấp và nhỏ bé so với toàn tỉnh và mặt bằng chung của cả nước. Lý do chủ yếu là giai đoạn 1996-2000 kinh tế huyện kém phát triển, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, mặt bằng đời sống và thu nhập của đại đa số dân cư huyện Phú Lộc còn thấp, và gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo (tương đương 10% tổng số hộ trong toàn huyện) và diện chính sách lớn (gần 2500 mộ liệt sỹ, thương bệnh binh gần 500, gia đình có công cách mạng trên 2500, bà mẹ VNAH 100...). Hơn nữa, địa thế của huyện Phú Lộc có nhiều hiểm trở, nên giai đoạn năm 2000 trở về trước đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Kể từ năm 2000 trở lại đây, nhà nước đã tập trung đầu tư lớn trên địa bàn huyện như hệ thống lưới điện, hệ thống giao thông cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy cũng như hệ thống giao thông nông thôn, khắc phục sự chia cắt của địa hình trước đây; nhiều công trình lớn quan trọng khác, đặc biệt là Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân nối liền giao thông với thành phố Đà Nẵng mở ra

những thuận lợi mới về giao lưu kinh tế...Do vậy, VĐT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và của dân cư chỉ thật sự tăng nhanh vào những năm gần đây, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Một số chính sách thông thoáng và cởi mở đã thu hút, huy động các tầng lớp dân cư (Thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 1999 và 2005, đăng ký kinh doanh, cấp QSD đất, cho vay vốn, nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng ...), doanh nghiệp trong và ngoài huyện tích cực đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Từ những lý do nói trên nên vốn đầu tư của khu vực này chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1996-2005.

Nguồn số liệu:Phòng Tài chính - KH huyện Phú Lộc;Sở Kế

hoạch - đầu tư

Tỉnh TTH; Niên giám thống kê huyện Phú Lộc.Niên giám thống kê tỉnh TTH; Tính toán của tác giả

Thời kỳ 2001-2005 doanh nghiệp ngoài quốc doanh bắt đầu phát triển nhanh, tính đến nay số doanh nghiệp NQD thành lập mới tăng gấp 3lần số doanh nghiệp có đến cuối năm 1999, do đó VĐT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dân

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Triệu đồng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm

Biểu đồ 3.2 VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ DÂN CƯ THỜI KỲ 1996-2005 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LỘC

cư tăng nhanh và xu hướng sẽ tăng cao trong thời gian đến; xem biểu đồ 3.2.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện được thành lập chủ yếu là loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. VĐT vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 20%, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm gần 20%, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch chiếm khoảng 50%, còn lại là các ngành khác chiếm khoảng 10%.

Địa bàn đầu tư tập trung chủ yếu ở thị trấn Lăng Cô, và số còn lại nằm rải rác ở các xã đồng bằng, trung tâm huyện. Do huyện chưa thành lập được các khu công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nên tình hình đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư rất phân tán manh mún. Duy ở thị trấn Lăng Cô là có phần tập trung hơn, vì ở đây đang hình thành khu du lịch, dịch vụ lớn.

Như vậy, tình hình huy động VĐT khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư thời gian qua của huyện Phú Lộc tuy đã đạt được những kết quả nhất định trong, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập liên quan đến nhiều biện pháp của chính quyền cũng như việc nắm bắt các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp, của tầng lớp dân cư.

Thứ nhất, chậm triển khai một số chủ trương hỗ trợ

đầu tư như:

- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh của nhà nước, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp NQD do năng lực và khả năng về vốn của khu vực này có hạn chế. Việc quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các khu

cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tại các địa phương chậm đã cản trở rất lớn đến việc huy động VĐT nói chung cũng như đối với khu vư NQD.

- Hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng. Hiện nay các doanh nghiệp NQD và các hộ sản xuất đã gặp rất nhiều khó khăn trong vay vốn, kể cả tín dụng thương mại và tín dụng nhà nước do thiếu tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp thiếu các loại giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về cả nguồn gốc và giá trị...nên cần có các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ các vướng mắc; đối với các chương trình phát triển với sự tài trợ thông qua vốn vay ưu đãi cần cung cấp thông tin đầy đủ cho các đối tượng này.

- Thứ hai, trong giải quyết một số công việc liên quan đến doanh nghiệp NQD còn mang nặng tâm lý phân biệt đối xử, sự giải quyết còn kéo dài và tốn kém nhiều chi phí. Các cơ quan chức năng chưa có biện pháp đầy đủ và toàn diện nhằm tháo gỡ những khó khăn trong SXKD của các doanh nghiệp như bố trí mặt bằng, hỗ trợ đầu tư, trợ giúp xúc tiến thương mại và thị trường, hỗ trợ đào tạo ngành nghề...

Thứ ba, Các cơ quan nhà nước chưa có các chế độ cung

cấp thông tin đối với các doanh nghiệp về kinh doanh, thị trường, áp dụng công nghệ sản phẩm...chưa có thói quen cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, đến kinh doanh, đến đầu tư...cho các doanh nghiệp NQD. Các doanh nghiệp chủ yếu tìm các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua trao đổi với nhau để tìm hiểu; việc tìm kiếm thị trường hoàn toàn do doanh nghiệp tự thực hiện; Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp chưa được thông tin và tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội của địa phương, điều đó làm hạn chế tính sáng tạo của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và tận dụng cơ hội đầu tư. Trên địa bàn chưa thấy có cơ quan, doanh nghiệp thực hiện chức năng tư vấn hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 90 - 94)