Vận dụng linh hoạt chính sách đối với từng nguồn VĐT

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 136 - 142)

- Lĩnh vực kết cấu hạ tầng

4.4.1. Vận dụng linh hoạt chính sách đối với từng nguồn VĐT

nguồn VĐT

* Đối với công tác huy động nguồn vốn trong nước Trong phạm vi của đề tài luận văn là nghiên cứu công tác huy động VĐT để phục vụ nhiệm vụ phát triển KTXH huyện Phú lộc, các giải pháp đề xuất chủ yếu liên quan đến chính quyền cấp huyện Phú Lộc và thẩm quyền cấp tỉnh nhằm thực hiện đồng bộ, hơn nữa huyện Phú Lộc có Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô do tỉnh chỉ đạo thực hiện, do vậy các giải pháp đề xuất ở khu vực nầy hầu như có liên quan chính sách của tỉnh.

+ Nguồn vốn đầu tư từ NSNN

Bao gồm vốn đầu tư từ NSTW, NS tỉnh, NS huyện...trong đó VĐT từ NSTW chủ yếu là thông qua các dự án đầu tư do địa phương lập, trình các Bộ chức năng phê duyệt và tổ chức thực hiện, bao gồm các dự án quan trọng mang tính chiến lược do NSTW trực tiếp đầu tư. Các dự án của NST đầu tư chủ yếu là từ nguồn thu tại chổ, thu thuế và phí ,lệ phí, nguồn tiết kiệm chi ngân sách địa phương. Vốn NSH chủ yếu là thu từ quỹ đất để đầu tư một số công trình phục vụ trực tiếp cho nhu cầu dân sinh trên địa bàn...Do vậy cần làm tốt các vấn đề sau:

- Đối với các dự án ngân sách NSTW: Do đặc điểm địa bàn huyện Phú Lộc có đường QL1A ,đường sắt Bắc-Nam và đường dây 500KV,220KV... xuyên suốt chiều dài của huyện nên cần thiết đầu tư tạo nên hệ thống giao thông hiện đại, huyện làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư,

hỗ trợ về cấp đất....Hiện nay Khu du lịch Bạch Mã-Cảnh Dương-Lăng Cô đang được TW quy hoạch Khu du lịch mang tầm quốc gia nên cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng để huy động VĐT phát triển cho khu vực này.

-Đối với các dự án ngân sách NST: Kiến nghị với tỉnh tăng cường đầu tư từ vốn ngân sách để phát triển Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, đầu tư phát triển các thị trấn vệ tinh và khu dân cư tập trung, tăng mức trợ cấp cho ngân sách địa phương để đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, tăng VĐT xây dựng cơ bản tập trung hàng năm để đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu do huyện Phú Lộc là huyện trọng đểm phát triển kinh tế của tỉnh.

- Đối với các dự án ngân sách NSH: Có cơ chế và biện pháp thu ngân sách nhà nước tại địa phương để đầu tư phát triển bằng các chủ trương để khuyến khích, thúc đẩy khai thác tăng thu ngân sách trên cơ sở phát triển SXKD, khai thác tốt nguồn thu quỹ đất thông qua chính sách đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương chủ yếu các công trình dân sinh, dân trí, phúc lợi công cọng, hạ tầng...không có khả năng thu hồi VĐT nhưng có tác dụng châm ngòi tạo động lực thu hút và huy động các nguồn VĐT ngoài NSNN, các nguồn vốn đầu tư SXKD trong và ngoài nước.

+ Nguồn VĐT của các doanh nghiệp (DNNN,DNNQD)

Bao gồm các doanh nghiệp trên địa bàn và các doanh nghiệp từ các địa phương khác đến. Nguồn VĐT của doanh nghiệp gồm các loại như vốn tự có, vay ngân hàng, vay các dự án ưu đãi để đầu tư...Do vậy cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn ra và vay vốn để đầu tư, nhà nước tạo điều kiện về môi trường đầu tư, về thủ tục hành chính trong công tác đầu tư, giúp các doanh nghiệp lập

các dự án đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh với nguồn vốn đã bỏ ra bằng các chính sách hổ trợ như miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn giảm thuế các năm đầu theo Luật thuế, miễn giảm thuế do khuyến khích đầu tư ở một số ngành có công nghệ cao, do đổi mới công nghệ, do thu hút đầu tư, hổ trợ công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện công tác đầu tư. Có chính sách cho vay theo từng dự án để khuyến khích doanh nghiệp bằng chính sách lãi suất thấp, chính sách vay ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư do Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô là khu kinh tế mới thành lập.

Đồng thời đối với các doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì cũng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng SXKD, đầu tư theo chiều sâu, khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhằm tái tạo, bổ sung về môi trường, tài nguyên...cũng như đầu tư bổ sung về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, thoát nước...hoặc cũng có thể đóng góp từ lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp để cùng với nhà nước thực hiện đầu tư cơ sở hai tầng và phúc lợi công cộng như đã nêu ở trên.

+ Nguồn VĐT của tư nhân và dân cư

Sau khi đã được phê duyệt qui hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm kinh tế thì sẽ có tác động thúc đẩy huy động nguồn vốn đầu tư của nhân dân và dân cư để phát triển sản xuất kinh doanh ...để tháo gỡ những ách tắt và manh mún trong đầu tư SXKD và hạ tầng của nhân dân và dân cư cần phải có quy hoạch được duyệt để định hướng phát triển với tốc độ cao và bền vững.. cần phải có các chính sách khuyến khích dân tự đầu tư phát triển đối với các ngành và các điểm đã được phê duyệt qui hoạch, chú trọng ngành dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch do phù

hợp với điều kiện nguồn vốn và trình độ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó cần khuyến khích dân vay vốn ngân hàng để đầu tư có hiệu quả , hiện đại hóa công tác đầu tư. Nhà nước thông qua các chính sách hổ trợ như cho vay vốn với lãi suất thấp tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT...;thực hiện huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để đầu tư, nếu có cơ chế huy động tốt thì có thể đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu về VĐT.

+ Nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm: Phải

dựa vào nguồn vốn trong nhân dân theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm; nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ kể cả vốn bằng tiền , bằng vật tư và ngày công lao động. Nguồn vốn này chủ yếu sử dụng vào những loại công trình nhỏ như phát triển hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng các tuyến đường liên xã liên thôn, xây dựng mạng lưới điện hạ thế về các vùng nông thôn.

* Đối với công tác huy động nguồn vốn đầu tư

nước ngoài

+ Huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI)

Đầu tư trực tiếp là khoản đầu tư từ nước ngoài đưa vào để thực hiện các dự án SXKD, là khoản vốn nước ngoài góp vốn vào các công ty, xí nghiệp liên doanh hoặc xây dựng các công ty xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài vào mặc dù có cái giá là chia sẻ thị trường, ảnh hưởng do khai thác tài nguyên và lao động...song tính khả thi các dự án rất cao, tác động của việc đầu tư đối với sự phát triển KTXH địa phương rất cao.

Do vậy, cần có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Hiện nay huyện Phú Lộc rất có điều kiện để huy động và thu hút VĐT nước ngoài đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn do có Cảng nước sâu Chân Mây, Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, Khu du lịch Bạch Mã-Cảnh Dương-Lăng Cô.... Qua nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến công tác huy động và thu hút VĐT nước ngoài thì các nhà đầu tư quan tâm ngoài yếu tố chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn quan tâm đến sự ổn định các chính sách, công tác cải cách thủ tục hành chính, chất lượng dịch vụ tại địa phương...Do đó cần chú ý các vấn đề:

Công tác quy hoạch phát triển KTXH; Chính sách đất đai;

Phát triển cơ sở hạ tầng;

Đảm bảo môi trường, sức khoẻ cộng đồng; Cải cách thủ tục hành chính;

Công tác xúc tiến đầu tư;

Công tác giải phóng mặt bằng.

Những vấn đề trên vừa là mối quan tâm của các nhà đầu tư vừa là chức năng của chính chính quyền địa phương trong phát triển KTXH.

+ Tranh thủ nguồn cho vay, nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA, NGO)

Để bù đắp sự thiếu hụt vốn NSNN cho đầu tư cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội thì cần tăng cường thu hút và huy động vốn ODA và NGO, đây là những khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ của chính phủ các nước hoặc của các tổ chức quốc tế như chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO); các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đóng góp các khoản cho vay của các chính phủ và của các tổ chức

quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)...Các khoản đầu tư gián tiếp thường đi kèm các điều kiện ưu đãi, các quốc gia vay được sử dụng vào các dự án có mức đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài, đó là các dự án xây dựng hạ tầng như cầu cống, đường giao thông, các dư án phục vụ các chương trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển; đầu tư gián tiếp có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho việc thu hút và huy động VĐT trực tiếp. Để làm tốt công tác huy động vốn ODA nói trên, cần chú ý các biện pháp quan trọng sau đây:

-Chủ động lập quy hoạch, kế hoạch, lập các dự án kêu gọi ODA và NGO để chủ động phối hợp với các ngành trong đăng ký, đàm phán ODA với các nhà tài trợ.

-Dành một phần vốn ngân sách địa phương để sẳn sàng đối ứng và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn ODA.

-Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý vốn ODA, nâng cao năng lực quản lý dự án chương trình ODA bằng cách đào tạo, tập huấn, tuyển chọn cán bộ có năng lực để quản lý các dự án.

-Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án ODA được thuận lợi, thực hiện công tác đền bù và tái định cư đối với người bị ảnh hưởng bởi dự án theo đúng chính sách, chế độ quy định.

-Phối hợp với các tổ chức tài trợ để trao đổi nhằm đơn giản và thực hiện có hiệu quả đối với công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, kết quả đấu thầu...

Cùng với các dự án ODA, huyện tăng cường xúc tiến kêu gọi các dự án viện trợ NGO, xây dựng các dự án ưu tiên,

chủ động tiếp xúc với các nhà tài trợ, đề xuất dự án, tạo hình ảnh về môi trường đầu tư có hiệu quả vốn viện trợ.

Làm tốt các công tác khác có liên quan đến công tác đầu tư mà các nhà tài trợ quan tâm như sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích....

+Huy động tốt VĐT của người Việt Nam ở nước

ngoài: Hiện nay, ở nước ngoài có rất nhiều Việt kiều làm

ăn sinh sống, việc mong muốn đóng góp công sức và nguồn vốn đầu tư để xây dựng quê hương là hoàn toàn chính đáng, nguồn vốn này không nhỏ , nếu biết khai thác tốt sẽ góp phần tăng nguồn VĐT trên địa bàn huyện. Do vậy cần làm tốt các giải pháp sau:

Có chính sách kêu gọi, khuyến khích và ưu đãi đầu tư theo hướng không phân biệt dân cư trong nước hay ngoài nước, phải có quan điểm sẵn sàng đón tiếp và trân trọng sự đóng góp của đối tượng, tạo điều kiện để họ tìm hiểu môi trường đầu tư, hướng dẫn họ đóng góp và đầu tư vào các ngành nghề giải quyết việc làm, vào các vùng khó khăn của huyện, đồng thời ghi nhận công lao đóng góp của họ đối với địa phương.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w