Nguồn vốn tín dụng đầu tư

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 83 - 87)

t. Như vậy, trong 10 năm 1996-2005 VĐT của huyện Phú Lộc tăng bình quân hàng năm là 34 tỷ đồng Đây là con số quá

3.1.2.3. Nguồn vốn tín dụng đầu tư

Vốn tín dụng đầu tư bao gồm tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại.

- Vốn tín dụng nhà nước, trong thời gian qua đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ VĐT cho các dự án sản xuất kinh doanh, làm tăng năng lực sản xuất nền kinh tế quốc dân, như các dự án vùng nguyên liệu mía đường, dự án trồng cao su, dự án nhà máy chế biến gỗ dăm, dự án trồng rừng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ du lịch vùng Bạch Mã, Lăng Cô...

Trong giai đoạn 2001-2005 vốn tín dụng đầu tư của nhà nước đạt 232,25 tỷ đồng, chiếm 15,31% tổng VĐT toàn xã

hội (giai đoạn 1996-2000 không phát sinh vốn tín dụng đầu tư tại địa bàn huyện Phú Lộc), gần bằng 1/3 vốn NSNN, bằng 0,9 lần VĐT khu vực doanh nghiệp nhà nước và bằng 2,63 lần khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư. Xem bảng 3.10. Bảng 3.10. VĐT tín dụng nhà nước ở huyện Phú Lộc thời kỳ 1996-2005 Chỉ tiêu ĐVT 1996- 2000 2001- 2005 1996- 2005 1.Tổng vốn đầu tư xã hội tỷ đồng 331,05 1.185,5 2 1516,5 7 2.Vốn tín dụng nhà nước tỷ đồng 0 232,2 5 232,25 -So với tổng VĐT XH (%) 0 19,59 15,31 -So với VĐT NSNN (lần) 0 0,38 0,27 -So với VĐT DNNN (lần) 0 1,1 1 0,90

-So với VĐTNQD & Dân cư

(lần) 0 3,2 7

2,63

Nguồn số liệu:Phòng Tài chính-KH huyện Phú Lộc và

tính toán của tác giả.

Như vậy có thể thấy VĐT trong lĩnh vực SXKD thì vốn tín dụng nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao trong những năm gần đây từ 2001-2005, giai đoạn 1996-2000 vốn tín dụng nhà nước chưa đầu tư tại địa bàn huyện Phú Lộc do lúc đó là huyện kém phát triển về kinh tế, là huyện có nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, các dự án phát triển KTXH chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ và tập trung chủ yêú là đầu tư cho cơ sở hạ tầng nên huy động vốn cơ bản là phần đầu tư của NSNN.

Bảng 3.11. Cơ cấu vốn đầu tư tín dụng nhà nước theo từng lĩnh vực ở huyện Phú Lộc thời kỳ 2001-2005

Chỉ tiêu Tổng số (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn tín dụng NN 232,25 100,00

1.Nông lâm ngư nghiệp 1,15 0,50

2.Công nghiệp - xây dựng

46,80 20,15

3.Dịch vụ - du lịch 184,30 79,35

Nguồn số liệu: Phòng Tài chính-KH huyện Phú Lộc và tính

toán của tác giả

Vốn tín dụng nhà nước đã tham gia hầu hết các dự

án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước và một phần

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đầu tư tập trung vào các ngành khai thác vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng nguyên liệu và chế biến gỗ nguyên liệu xuất khẩu, xây dựng hạ tầng các khu du lịch và đặc biệt là đầu tư dịch vụ du lịch khu vực Lăng Cô là chủ yếu, lĩnh vực này thu hút trên 80% tổng vốn tín dụng đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Xem bảng 3.11.

Nguồn vốn tín dụng nhà nước tuy có tác động rất lớn đến các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ của huyện Phú Lộc trong thời gian qua, song có các mặt hạn chế sau:

+ Chủ yếu là cho vay số lượng lớn đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, theo các dự án đầu tư cụ thể. Khu vực dân doanh còn hạn chế đầu tư. Với tính ưu đãi và là nguồn vốn tín dụng nhà nước cho khu vực doanh nghiệp nhà nước vay, nên phần lớn các doanh nghiệp khi vay đều xuất phát từ sự chỉ định của các cơ quan chủ quản, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan cho vay, theo ý đồ mục đích cụ thể về kinh tế xã hội chứ không riêng gì về mục đích lợi nhuận, do đó quá trình sử dụng vốn vay còn thiếu

tính linh hoạt, chất lượng dự án kém, hiệu quả đầu tư mang lại không cao (chẳng hạn dự án Khu du lịch đỉnh núi Bạch Mã).

+ Trong một thời gian dài, tín dụng nhà nước như là phao cứu sinh cho doanh nghiệp nhà nước, khi mà nguồn vốn ngân sách cấp không còn hoặc rất hạn chế, thực chất là chuyển bao cấp từ ngân sách nhà nước sang bao cấp tín dụng.

+ Cơ chế thẩm định, giám sát, quản lý vốn đầu tư còn quá cồng kềnh, quan liêu và không bị ràng buộc trách nhiệm. Khi xử lý các dự án làm ăn thua lỗ theo tính chất bao cấp về vốn.

+ Đầu mối cho vay và lãi suất thường hay thay đổi có hạn chế trong công tác quản lý và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Vốn tín dụng thương mại, được huy động thông qua tiền gửi tiết kiệm, mua kỳ phiếu của dân cư, huy động khác và nguồn bổ sung từ Ngân hàng Thương mại trung ương, tỉnh; nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư ngày một tăng do kinh tế phát triển nên tích lũy trong dân nhiều và thông qua các đồng tiền nhàn rỗi, song chủ yếu là ngắn hạn; nguồn trung dài hạn không đáng kể. Xem bảng 3.12.

Bảng 3.12. Vốn tín dụng thương mại ở huyện Phú Lộc thời kỳ 2001-2005 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 20 01 200 2 200 3 200 4 200 5 Cộ ng Nguồn vốn huy động 24 39 55 63 94 275

Tiền gửi tiết kiệm trên12 tháng

Tiết kiệm không kỳ hạn, khác

12 19 29 28 46 134

Trái phiếu, kỳ phiếu 12 17 3 2 7 41

Dư nợ 64 82 133 123 167 569

Ngắn hạn 16 34 82 65 92 289

Trung dài hạn 48 48 51 58 75 280

Nguồn số liệu: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

huyện Phú Lộc 2006

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong tổng số dư nợ qua các năm là: 75% năm 2001; 58,5% năm 2002; 38,3% năm 2003; 47,2% năm 2004; và 44,9% năm 2005; tính cho cả 5 năm 2001- 2005 là 49,2%. Nguồn cho vay vốn tín dụng trung và dài hạn chủ yếu là vốn bổ sung của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh, vốn uỷ thác đầu tư của ngân hàng WB, ADB, đa dạng hoá... Tuy nhiên các ngân hàng thương mại xem xét cân nhắc việc cho vay của chi nhánh địa phương cũng có nhiều phức tạp, có các dự án vừa và nhỏ đầu tư trên địa bàn về nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực dịch vụ và du lịch qua tính toán thấy có hiệu quả cao nhưng sự tài trợ vốn là vấn đề hết sức khó khăn, do đã có nhiều rủi ro trong tín dụn, đã có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy hải sản, nguyên liệu nhà máy đường, ...) nên đầu tư cho vay của Ngân hàng đối với các doanh nghiêp ngoài quốc doanh cũng có nhiều hạn chế công tác huy động VĐT.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w