Tình hình chung

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 63 - 72)

t. Như vậy, trong 10 năm 1996-2005 VĐT của huyện Phú Lộc tăng bình quân hàng năm là 34 tỷ đồng Đây là con số quá

3.1.2.1.Tình hình chung

Tổng VĐT thời kỳ 1996-2005 của huyện Phú Lộc là 1.516,57 tỷ đồng; trong đó cơ cấu các nguồn VĐT gồm : Nguồn VĐT trong nước chiếm 95,7% (NSNN chiếm 57,6%, tín dụng đầu tư 15,3%, doanh nghiệp đầu tư 17%, nhân dân đầu tư 5,8%) và vốn nước ngoài 4,3%. Tình hình trên được thể hiện theo bảng thống kê 3.3.

Trong cơ cấu các nguồn VĐT thời kỳ 1996-2005 thì VĐT của NSNN là cao nhất chiếm 57,6% trong tổng số và chủ yếu là NSTW (15,3%) và NST (38,8%), riêng VĐT của ngân sách huyện, xã rất nhỏ bé cần có giải pháp tạo nguồn thu ngân sách tích cực để có VĐT phục vụ phát triển KTXH địa phương; vốn tín dụng đầu tư và vốn doanh nghiệp đầu tư có tỷ lệ khiêm tốn (15,3% và 17%) do địa bàn huyện mới khai thác tiềm năng thế mạnh và đầu tư phát triển một số năm gần đây; nguồn vốn tư nhân và dân cư đầu tư rất thấp 5,8%, nguồn quốc tế tài trợ rất nhỏ bé 4,3%; do vậy, cần phải có các giải pháp huy động, thu hút hai nguồn vốn này thông

qua các cơ chế chính sách cụ thể nhằm giảm gánh nặng từ NSNN đồng thời làm tốt công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển, khơi thông nguồn tư nhân đầu tư ngoài việc phát triển KTXH còn để giải quyết việc làm cho xã hội.

Bảng 3.3: Cơ cấu các nguồn VĐT huyện Phú Lộc thời kỳ 1996-2005 Chỉ tiêu 1996- 2000 2001- 2005 1996- 2005 Tổng số (tỷ đồng ) Tỷ lệ (%) Tổng số (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số (tỷ đồng ) Tỷ lệ (%) I.Tổng vốn đầu tư xã hội 331,05 100,0 1.185,52 100,0 1.516,57 0,010 II.Chia theo lĩnh vực 1.Ngân sách Nhà nước 254,83 77,0 619,11 52,2 873,94 57,6 - Ngân sách TW 149,49 45,2 81,98 6,9 231,47 15, 3 - Ngân sách Tỉnh 97,66 29,5 491,43 41, 4 589,09 38,8 - Ngân sách huyện, xã 7,68 2,3 45,7 3,9 53,38 3,5 2.Vốn tín dụng đầu tư - - 232,25 19,6 232,25 15,3 3.Vốn doanh nghiệp đ tư 48,55 14,7 208,97 17,6 257,52 17,0 4.Vốn quốc tế tài trợ 10,28 3,1 54,22 4,6 64,50 4,3 5.Vốn tư nhân và dân cư 17,40 5,3 70,97 6,0 88,37 5,8 III. Trong,ngoài nước 1. Vốn đầu tư 320,77 96,9 1.131,3 95, 1.452, 95,

trong nước 0 4 07 7 2. Vốn đầu tư n.

ngoài 10,28 3,1 54,22 4,6 64,50 4,3

Nguồn số liệu: Phòng Tài chính-KH huyện Phú Lộc và tính

toán của tác giả

Để so sánh mức độ cơ cấu VĐT của huyện Phú Lộc, tỉnh

Thừa Thiên Huế và cả nước ta xem bảng 3.4. Qua số liệu về

VĐT giai đoạn 1996-2005 tại bảng 3.4, ta thấy VĐT NSNN tại

huyện Phú Lộc chiếm tỷ trọng rất lớn 57,6%, trong khi cả

tỉnh chiếm tỷ lệ thấp hơn (khoảng 55,68%); nguồn VĐT nước

ngoài của huyện Phú Lộc chỉ chiếm 4,3%, trong khi đó vốn

FDI chưa thực hiện được; nguồn vốn nước ngoài của cả

tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm 11,58 % cao hơn hẳn mức huy

động của huyện Phú Lộc, trong đó vốn FDI chiếm 8,22%;

nguồn vốn nước ngoài của cả nước chiếm 17,98% cao hơn

hẳn chỉ tiêu huy động vốn của huyện Phú Lộc và tỉnh

TTHuế.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy: Phú Lộc chiếm tỷ trọng ưu

thế so với toàn tỉnh về thu hút VĐT của doanh nghiệp và dân

cư nhưng lại chưa thu hút được nhiều VĐT nước ngoài.

Tình hình phân bổ VĐT theo ngành, lĩnh vực: Tình

hình huy động và sử dụng VĐT theo ngành, lĩnh vực tại địa

với định hướng phát triển KTXH, phát triển ngành và đảm

bảo phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện.

Sở dĩ đạt được những mục tiêu cơ bản nêu trên trong lúc

nguồn VĐT của ngân sách tỉnh, trung ương chiếm phần lớn

trong tổng vốn ngân sách nhà nước là do nhiều nguyên nhân,

trong đó nguyên nhân chính là sự phát triển KTXH của huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phú Lộc nằm trong quy hoạch phát triển KTXH chung của toàn

tỉnh đã được phê duyệt, huyện Phú Lộc là huyện trọng

điểm phát triển của tỉnh, việc xây dựng cơ cấu kinh tế của

huyện Phú Lộc đã được định hướng của tỉnh trong từng

thời kỳ, các dự án đầu tư vào địa bàn huyện Phú Lộc đều

phải theo quy hoạch phê duyệt của tỉnh.

Bảng 3.4: Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước giai

đoạn 1996-2005 Nguồn vốn Huyện Phú Lộc Tỉnh TT Huế Cả nước Tổng số (Tỷ .đ) cấu (%) Tổng số (Tỷ .đ) cấu (%) Tổng số (Tỷ .đ) cấu (%) I. Tổng vốn đầu tư 1.516, 57 100,0 0 16.603, 94 100, 00 1.806.4 70, 100, 0 II.Chia theo lĩnh vực 1.Lĩnh vực nhà nước 873,94 57,6 9.245,3 0 55,6 8 441.71 6, 24,4 2.Tín dụng NN đ. 232,25 15,3 3.792,4 22,8 293.653, 16,3

tư 0 4 3.DN & dân cư đ.

tư 345,89 22,8 1.644,3 0 9,9 0 746.292, 41,3 4.Vốn n. ngoài FDI 0 0 1.364,1 0 8,22 324.809, 18,0 5.Vốn ODA, NGO 64,50 4,3 557,90 3,36 III.Trong,ng. nước 1.Vốn trong nước 1.452, 07 95,7 14.681,9 4 88,42 1.48166 1, 82,02 2.Vốn nước ngoài 64,50 4,3 1.922,00 11,58 324.809, 17,98 -Vốn ODA, NGO 64,50 4,3 557,90 3,36 - - -Vốn FDI 0 0 1.364,1 0 8,22 - -

Nguồn: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ T.T.Huế lần thứ

XII (2001-2005); Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ T.T.Huế lần thứ XIII(2006-2010);Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Phú Lộc lần thứ XI(2001-2005);Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Phú Lộc lần thứ XII (2006-2010);Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế-2006;Phòng Tài chính-KH huyện Phú Lộc;Niên giám Tổng cục thống kê 2005;Niên giám Chi cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế;Niên giám Phòng thống kê huyện Phú Lộc và tính toán của tác giaí.

Trong giai đoạn 1996-2005 huyện Phú Lộc đã huy động và sử dụng VĐT theo ngành trong tổng VĐT toàn xã hội như sau: Ngành công nghiệp, xây dựng là 181,54 tỷ đồng, chiếm11,97%; ngành nông lâm ngư nghiệp 283,29 tỷ đồng, chiếm 18,68%; ngành thương mại dịch vụ du lịch 438,37 tỷ đồng, chiếm 28,91%; xây dựng kết cấu hạ tầng khác 613,37 tỷ đồng, chiếm 40,44%. Xem biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.1. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN 1996-2005 HUYỆN PHÚ LỘC

Công nghiệp - Xây dựng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Thương mại - DV - DL Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Nguồn số liệu:Phòng Tài chính - KH huyện Phú Lộc; Sở Kế

hoạch - đầu tư tỉnh TT Huế; Niên giám thống kê huyện Phú Lộc.Niên giám thống kê tỉnh TTH; Tính toán của tác giả.

Ngành công nghiệp - xây dựng

Ngành công nghiệp-xây dựng với tổng vốn đầu tư thời kỳ 1996-2005 là 181,54 tỷ đồng, chiếm 11,97% trong tổng số vốn đầu tư. Giai đoạn 1996-2000, vốn đầu tư cho công nghiệp xây dựng không lớn chỉ có 38,7 tỷ đồng; giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng đáng kể 142,84 tỷ đồng, bằng 3,69 lần giai đoạn 1996-2000; đóng góp vào mức tăng trưởng chung của KTXH huyện, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển cao; tỷ trọng của ngành trong tổng sản phẩm xã hội của huyện tăng từ 26,73% năm 2000 lên 28,88% năm 2005, trong thời kỳ 1996-2005 giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng của huyện Phú Lộc chủ yếu là giá trị xây dựng còn giá trị công nghiệp không đáng kể, các sản phẩm chủ yếu là khai thác chế biến vật liệu xây dựng, khai thác chế biến quặng Ti tan phục vụ cho xuất khẩu, chế biến gỗ nguyên liệu và thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm ...

Ngành nông lâm ngư nghiệp với tổng vốn đầu tư thời kỳ 1996 - 2005 là 283,29 tỷ đồng, chiếm 18,68% trong tổng số vốn đầu tư. Giai đoạn 1996 - 2000 vốn đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp là 149,59 tỷ đồng, giai đoạn 2001 - 2005 vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 133,7 tỷ đồng, giảm so với thời kỳ 1996 - 2000 do công tác đầu tư phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng khối ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ du lịch; tỷ trọng của ngành trong tổng sản phẩm xã hội của huyện từ 40,54% năm 2000 xuống còn 30,08% năm 2005.

Trong nông nghệp, việc đầu tư cho thủy lợi được đặc biệt quan tâm, có công trình mang tính chiến lược toàn tỉnh do trung ương đầu tư như thủy lợi Hồ Truồi; các công trình phục vụ sản xuất trong nông nghiệp của địa phương như đê, đập, mương... đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp hàng năm và nguồn cấp quyền sử dụng đất; đầu tư từ vốn chương trình mục tiêu phục vụ kiên cố hóa kênh mương, lũy kế đến nay khoảng 45 km. Trong lâm nghiệp thực hiện đầu tư cho bảo vệ, khoanh nuôi rừng nguyên sinh, rừng chắn cát, chắn sóng và rừng đầu nguồn; đầu tư cho công tác trồng rừng nguyên liệu phục vụ nguyên liệu gỗ dăm xuất khẩu... Trong ngư nghiệp tập trung đầu tư cho đánh bắt và nuôi trồn thủy hải sản, trong đó đầu tư cho nuôi trồng thủy hải sản chiếm phần lớn bao gồm đầu tư hồ cao triều nuôi tôm sú, quy hoạch khoanh nuôi thủy đặc sản phục vụ du lịch....

Giá trị sản xuất của ngành nông lâm ngư nghiệp chủ yếu là giá trị các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả...; các sản phẩm trong nuôi

trồng và đánh bắt thủy hải sản; các sản phẩm từ gỗ rừng trồng ...

Nguồn vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp từ khu vực dân cư có số lượng lớn, nhằm mở rộng và phát triển sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, nguồn vay tín dụng chủ yếu cho nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng thương mại...

Ngành thương mại dịch vụ

Tổng vốn đầu tư cho ngành thương mại,dịch vụ du lịch thời kỳ 1996-2005 là 438,37 tỷ đồng, chiếm 28,91% trong tổng số vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn NSNN, vốn tín dụng đầu tư và vốn của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào việc khai thác tiềm năng của Khu du lịch Bạch Mã- Lăng Cô; còn lại là vốn tư nhân và vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ...góp phần đưa hoạt động của ngành thương mại dịch vụ ngày càng phát triển nổi bật trong cơ cấu kinh tế chung của huyện.

Tỷ trọng của ngành thương mại, dịch vụ chiếm trong cơ cấu VA của huyện từ 32,73% năm 2000 lên 41,04% năm 2005.

Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ (theo giá hiện hành) năm 1996 là 77,7 tỷ đồng, năm 2000 đạt 163,09 tỷ đồng gấp 2,1 lần sau 5 năm 1996-2000; năm 2005 là 389,18 tỷ đồng, gấp 2,39 lần sau 5 năm 2000-2005. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 là 18,7%; thời kỳ 2001-2005 là 19,32%.

Kết cấu hạ tầng

Tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996- 2005 là 613,37 tỷ đồng, chiếm 40,44 trong tổng số vốn đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư toàn xã hội.Vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng tập trung thông qua các chương trình dự án trọng điểm của trung ương, tỉnh ,huyện đầu tư trên địa bàn tạo mạng lưới cơ sở vật chất khá đồng bộ.

- Giao thông: Mạng lưới giao thông nối liền khắp các vùng, góp phần phá thế cô lập giữa các vùng của địa bàn, đã bê tông và nhựa hóa trên 110 km các trục đường chính, các tuyến giao thông liên thôn liên xã; cảng Chân Mây đưa vào sử dụng đã mở cửa ngõ ra biển đông; Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, công trình mở rộng quốc lộ 1A đã hoàn thành, cầu Tư Hiền đang chuẩn bị hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTXH của Phú Lộc trong thời gian tới.

- Hệ thống thủy lợi: Thủy lợi Hồ Truồi hoàn thành phục vụ tưới tiêu cho cả huyện và các huyện lân cận, các đập đầu mối được xây dựng và nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương được hơn 50km nâng diện tích tưới tiêu chủ động từ 60% năm 2000 lên 67% năm 2005. Diện tích được tiêu úng 17,7% năm 2000 lên 18,3% 2005.

- Hệ thống điện: Đến nay đã có 100% số xã, thị trấn đã có điện, đang khởi động dự án nâng cấp điện RE II; từ 2001 - 2005 đầu tư và làm mới 51 km đường dây trung thế, 74,4 km đường dây hạ thế và 31 trạm biến áp phân phối và lũy kế đến nay có gần 100 trạm biến áp phân phối, nâng tỷ lệ số hộ sử dụng điện 68,5 % năm 2000 lên 95% năm 2005.

- Cơ sở hạ tầng xã hội: Trong 5 năm 2001 - 2005 xây dựng mới 5 trạm y tế 2 tầng, nâng cấp trung tâm y tế huyện; 5 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, nâng số giường bệnh trên

vạn dân từ 14 giường năm 2000 lên 16,5 giường năm 2005. Đã xây mới 26 trường học, nâng cấp và xây dựng thêm 520 phòng học, tầng hóa được 26 trường tiểu học và THCS, đã xây dựng được 7 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

- Các thiết chế về văn hoá thông tin, thể dục thể thao: Được đầu tư cơ bản, từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân.

- Chương trình chỉnh trang đô thị được tập trung đầu tư mạnh góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở thị trấn Phú Lộc và thị trấn Lăng Cô. Đang tiến hành quy hoạch xây dựng 3 thị trấn mới là Vinh Hưng, Vinh Hiền, La Sơn.

- Mạng lưới bưu chính viễn thông được đầu tư phát triển nhanh, điểm bưu điện văn hóa xã tăng từ 10 điểm năm 2000 lên 16 điểm năm 2005, trong đó có 5 điểm trang bị Internet. Số máy điện thoại tăng từ 1,43 máy/100 dân năm 2000 lên 4,28 máy năm 2005.

- Cấp nước tại các xã và thị trấn thông qua nhiều nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư thuộc các dự án nước ngoài đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Tuy vậy vẫn còn một số xã ở nông thôn việc cấp nước sinh hoạt vẫn còn nhiều bất cập. Tổng số dân tại nông thôn được dùng nước sạch mới chỉ xấp xỉ đạt 50%.

Ngoài ra nguồn vốn đầu tư còn tập trung vào một số công trình hạ tầng xã hội đã đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ đời sống dân sinh và xã hội.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 63 - 72)