Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả VĐT phát triển KTXH

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 55 - 59)

1. Nông, lâm, ngư nghiệp 8,43 8,

2.2.3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả VĐT phát triển KTXH

phát triển KTXH

Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất, khả năng sinh lời của dự án là thước đo chủ yếu quyết định chấp nhận việc làm mạo hiểm. Tuy

nhiên, giữa kết quả và chi phí của công cuộc đầu tư xét trên quy mô doanh nghiệp, cá nhân không đồng nhất với xã hội mặc dù đầu tư phát triển tạo ra tài sản, năng lực sản xuất mới không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho toàn xã hội. Sự không đồng nhất này được thể hiện như sau:

Về chi phí đầu tư: Chi phí của công cuộc đầu tư trên giác độ xã hội được xem xét như là chi phí cơ hội tức là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa. Ngoài ra có những hiệu ứng mà xã hội phải gánh chịu cho nhà đầu tư như vấn đề môi trường và các ảnh hưởng khác. Như vậy ngoài chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra thì xã hội cũng phải gánh thêm chi phí cho công cuộc đầu tư đó.

Về kết quả đầu tư đem lại: Có những kết quả tốt đẹp đem lại cho nhà đầu tư như lợi nhuận cao, nhưng không phải lúc nào cũng tạo ra kết quả tốt đẹp cho xã hội. Ngoài ra, dự án đầu tư cũng có thể sử dụng không phù hợp các nguồn đầu vào, không giải quyết được yêu cầu bức xúc của xã hội trong trường hợp sử dụng nhiều vốn, thu hút lao động ít.

Lợi ích KTXH của hoạt động đầu tư là chênh lệch giữa kết quả mà nền KTXH thu được so với chi phí mà nền KTXH phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Về nguyên tắc, khi một công cuộc đầu tư chứng minh được rằng sẽ đem lại cho xã hội lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả thì dự án đầu tư đó mới xứng đáng được hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế giành cho nó. Đứng về phía xã hội khi huy động vốn đầu tư thì lợi ích KTXH được quan tâm nhiều hơn.

Việc đánh giá hiệu quả về KTXH của các dự án đầu tư được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau: Giá trị tăng thêm (VA), Giá trị sản xuất (GO), hiệu quả sử dụng VĐT của toàn xã hội thông qua hệ số ICOR, tốc độ tăng trưởng GDP, nâng cao đời sống cho dân cư thông qua chỉ tiêu VA bình quân đầu người; góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường ...

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói trên được tính toán đánh giá theo từng năm và theo từng giai đoạn.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tác động của VĐT phát triển đối với:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: So sánh mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn nhất định.

+ Giải quyết việc làm cho người lao động: Đánh giá thông qua tác động của hoạt động đầu tư của toàn xã hội trong việc tạo thêm việc làm cho người lao động liên quan đến xu hướng: Đầu tư sử dụng nhiều vốn hay sử dụng nhiều lao động.

+ Tăng kim ngạch xuất khẩu: Aính hưởng của hoạt động đầu tư tác động đến mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

+ Tăng thu ngân sách: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trong việc tăng tổng thu ngân sách trên địa bàn.

+ Đánh giá tác động của đầu tư đối với việc phát triển kinh tế các vùng khó khăn thông qua xác định ảnh hưởng của hoạt động đầu tư đối với tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân vùng khó khăn; khuyến khích, thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội cùng như định hướng phân bổ VĐT

của Nhà nước vào vùng khó khăn để thực hiện được mục tiêu đó.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KTXH huyện phú lộc (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w