CÔNG VIỆC CHĂM SÓC THỜI KỲ CÂY CON.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG cây CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY (Trang 127 - 128)

Đặc điể m sinh trưởng phát triển của cây con là rễ tăng trưởng nhanh, thân tăng trưởng chậ m, sức đề kháng sâu bệnh yếu. Yêu cầu kỷ thuật chă m sóc thời kỳ này là

đảm bảo đủ số cây và làm cho cây bông khỏe. Sau khi bông mọc phải thực hiện các

1. Tỉa thưa.

Tỉa thưa nhằ m là m cho cây con có diện tích dinh dưỡng thíc h hợp, loại bỏ cây yếu,

bị sâu bệnh.

Ở ta vì sâu bệnh nhiều, do đó nguyên tắc tỉa bông là: tỉa sớm, tỉa nhiều lầ n, định cây đúng lúc. Tỉa lầ n đầu lúc xòe tử diệp, để lá không chạ m nha u là vừa. Sau đó, tùy theo cây lớn dần mà tỉa từ 3- 4 lầ n, tỉa định cây lúc có 3- 4 lá thật.

2. Xới xáo, làm cỏ, vun gốc.

Bông là cây rất ưa xới vì vậy nên xới nhiều lần, và xới thời kỳ cây con là quan trọng nhất vì bộ rễ bông phát triển sớm, vả lại lúc này đất trồng nhiều dễ bị bốc hơi và

cỏ dại phát sinh nhiều. Thường xới 5 - 8 lần, lầ n đầu xới khi cây xòe lá sò kết hợp với

tỉa thưa và vun sơ (vun đá chân), xới lần thứ 2 khi 4 - 5 lá thật kết hợp với tỉa định cây,

khi ra nụ xới sâu 10 - 12 c m, khi ra hoa xới nông 5- 6 cm, tránh nứt rễ vì lúc này rễ tái

sinh yếu. Gần gốc xới nô ng để khỏi lo ng gốc. Xới kết hợp với vơ sạch cỏ dại.

Vun gốc có tác dụng chống đổ ngã đồng thời là m cho ruộng bông thoát nước,

cây bông ra nhiều rễ con. Kết hợp với các lần xới xáo và bón thúc mà vun gốc. Vun lần đầu không được lấp tử diệp, vun lần thứ hai cao đến cành quả đầu tiên. Vun khi đất ẩm

vừa, vì vun đất khô dễ mất ẩ m, vun đất quá ướt dễ thối gốc. Vun hình khum mu rùa.

Các nước thường trừ cỏ bằng các loại hóa chất như sima zin, moruron, diruron, dicryn, trifura lin, dalapon... Điề u cần chú ý là khi sử dụng thuốc trừ cỏ vẫn phả i tiến

hành xới xáo, nhất là ở loại đất nặng để đất được thoáng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG cây CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)