Sự hình thành nốt sần cố định đạm: Là cây họ đậu nên rễ lạc có khả năng cố định Nitơ khí quyển do vi khuẩn Rhyzobium sống cộng sinh Chính nhờ vậy mà cây

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG cây CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY (Trang 59 - 60)

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ SINH HỌC CỦA CÂY LẠC 1 Sinh trưởng của bộ rễ và nốt sần cố định đạm.

1.2. Sự hình thành nốt sần cố định đạm: Là cây họ đậu nên rễ lạc có khả năng cố định Nitơ khí quyển do vi khuẩn Rhyzobium sống cộng sinh Chính nhờ vậy mà cây

định Nitơ khí quyển do vi khuẩn Rhyzobium sống cộng sinh. Chính nhờ vậy mà cây lạc tự đáp ứng được phần nào yêu cầu sử dụng đạm. Sau khi rễ cây ăn sâu vào đất,

chúng gặp vi khuẩn Rhyzobium, rễ tiết ra men polygalactorona za hấp dẫn vi khuẩn. Vi

khuẩn xâ m nhập qua màng tế bào rễ và sinh sản rất nha nh trong các tế bào rễ. Khi còn non vi khuẩn có dạng hình que, về sau có hình gậy, lúc này chúng hoạt động mạ nh xâ m

nhập vào tế bào với tốc độ 5-8m/giờ. Quan hệ với cây lúc này là quan hệ ký sinh, vi

khuẩn không chỉ cư trú sinh sản mà còn lấy dinh dưỡng gồm đạm và gluxit từ rễ, đồng

thời là m hạn chế sự hoạt động của bộ rễ ở thời kỳ mới phát triển.

Do sự kích thíc h của vi khuẩn, rễ cây tiết ra chất dịch bao vây lấy đường đi của

vi khuẩn, cũng là để chống lại sự xâ m nhập của vi khuẩn, chúng tạo thành dây xâm nhập nên vi khuẩn chỉ tiến vào được tầng nội bì của rễ. Trong dây xâ m nhập vi khuẩn

tiếp tục sinh sản là m kích thích các tế bào bị xâ m nhiễ m và các tế bào xung quanh, chúng nhanh chóng trở thành các tổ mô phân sinh và hình thành các tế bào mới, từ đó

phình to tạo thành nốt sần. Nốt sần có khả năng hút Nitơ khí quyển còn vi khuẩ n có tác

dụng như một chất xúc tác. Lượng đạm hữu cơ được hình thành nhiều : 75% tổng lượng đạ m cung cấp cho cây lạc, 25% ở tế bào vi khuẩ n. Quan hệ lúc này là quan hệ

cộng sinh giữa cây và vi khuẩn. Thời kỳ này tương ứng với thời kỳ cây ra hoa đâm tia

mạnh và đầu kỳ là m quả.

Số lượng chất lượng nốt sần trên rễ phụ thuộc vào nhiều yế u tố như hoá tính đất, lý tính đất, chế độ bón đạm. Số lượng nốt sần trên cây có thể lên tới hàng ngà n nốt sần

(800-4000 nốt sần). Nhiều nghiê n cứu cơ bản đã cho thấy với giống lạc thuộc nhóm đứng cây số lượng khoảng 300- 400 nốt sần. Các thí nghiệm nông học thường thu được

số lượng ít hơn.

Chất lượng nốt sần phụ thuộc lượng lighimoglobin và số lượng riboxo m. Các

nốt sần có nhiều hai chất trên sẽ có màu hồng, trọng lượng nốt sần lớn, khả nă ng cố định Nitơ khí quyển cao. Nốt sần hữu hiện nà y chỉ chiếm trên dưới 30% và thường

phát triển trên rễ chính và rễ phụ cấp một. Nốt sần có khả năng cố định Nitơ khí quyển

thấp là những nốt sần nhỏ, mà u xanh lục nhạt ở trên các rễ phụ thứ cấp khác. Theo

Phạ m Văn Côn, hoạt động của nốt sần mạnh nhất, nhiề u nhất vào ngày thứ 51; ngày thứ 70 hoạt động suy giảm, nốt sần có mà u hơi tím; ngày thứ 90 nốt sần có mà u nâu

Các nghiê n cứu tại Madagaxca và Xene gan cho thấy: nốt sần ở rễ chính chiếm

11,3% tổng số. Ở rễ phụ tại độ sâu đất mặt từ 0-25cm chiế m 41,5%; từ 26- 50cm chiếm

25,65% và trên 50cm chiế m 21,6%. Như vậy sự phát triển nốt sần chủ yếu trên tầng

mặt đất. Hiểu sự phát triển của bộ rễ và nốt sần để chúng ta định ra các biệ n pháp kỹ

thuật có lợi nhất để tác động giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG cây CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY (Trang 59 - 60)