Xác định chế độ canh tác hợp lý cho một vùng vừa có tác dụng không ngừng tăng năng suất cây trồng chính và các cây trồng kết hợp vừa có tác dụng cải tạo đất và giảm bớt sâu, cỏ dại. Chế độ canh tác hợp lý bao gồm luân canh, xen canh, gối vụ và
xác định tỷ lệ mía tơ và mía gốc thích hợp.
1. Luân canh:
Luâ n canh hợp lý giả m được tỷ lệ sâu bệnh, cỏ dại, điều hòa được các chất dinh dưỡng, cải tạo và nâng cao độ phì của đất. ở Cu Ba người ta luân canh mía với đồng cỏ chăn nuô i. ở Úc, cứ một chu kỳ kinh tế, người ta lại cho đất nghỉ 1 nă m. ở Ấn Độ,
Trung Quốc việc xen canh, luân canh các cây họ đậu với cây mía được xe m là một biện
pháp thâ m canh tăng năng suất mía. ở Việt Nam, nhiều vùng mía bà con cũng có tập
quán xen canh, luân canh giữa mía và cây trồng khác đạt hiệu quả rất cao, vừa cải tạo đất vừa tăng năng suất mía, vừa có thêm sản phẩm khác. Đối với điều kiện Việt Nam tùy đất đai, giố ng, khả năng phân bón và trình độ thâm canh mà có thể chọn một trong
các chu kỳ luân canh sau:
+ Chu kỳ luân canh 9 nă m: Có 8 năm trồng mía 1 nă m luân canh trong đó có 2
tiểu chu kỳ, mỗi tiểu chu kỳ gồ m một mía tơ + 3 nă m lưu gốc. Công thức này áp dụng
cho loại đất phì nhiêu, thành phầ n cơ giới trung bình. Chế độ nước điều hòa, có khả năng thâ m canh cao, giố ng tái sinh tốt.
+ Chu kỳ 7 nă m: Có 6 năm trồng mía 1 nă m luân canh, gồm 2 tiểu chu kỳ, mỗi
tiểu chu kỳ 3 năm gồ m 1 nă m mía tơ + 2 nă m lưu gốc. Công thức này áp dụng cho vùng đất có độ phì nhiêu khá, ít bọ hung hạ i gốc, có trình độ thâ m canh cao.
+ Chu kỳ 5 năm: Trong đó 1 năm mía tơ + 3 năm lưu gốc, 1 nă m luâ n canh.
Công thức này áp dụng rộng rãi trên nhiề u loại đất với trình độ thâ m canh khá.
+ Chu kỳ 4 nă m: Bao gồ m 1 mía tơ + 2 nă m lưu gốc và 1 nă m luân canh. Chỉ
nên áp dụng công thức này cho vùng đất xấu, trình độ thâ m canh chưa cao, phân bón
hạn chế.
+ Chu kỳ 3 nă m : Gồm 1 mía tơ + 1năm lưu gốc và 1 năm luâ n canh. Công
thức này áp dụng cho các loại đất có tỷ lệ cát cao, khô hạn, bạc màu, đất có mầ m mố ng
sâu hại gốc nhiều. Nên hạn chế áp dụng đến mức tối thiểu vì hiệ u quả kinh tế không
cao.
Trong năm luân canh (cho cả 5 công thức) nên trồng các cây khác họ với mía,
cây không cùng chung các loại sâu bệnh chính hại mía. Tốt nhất là các cây có khả năng
bổ sung thêm đạm cho đất như lạc, đậu tương, đậu xanh, cây phân xa nh.
Bảng 3.1. So s ánh năng s uất mía và độ Brix giữa các công thức
Công thức thí nghiệ m
Lượng chất Năng suất mía
( tấn / ha ) Độ Brix xanh (tấn / ha) Vụ tơ Vụ gốc
1.Đất mới khai hoang 2.Đất phá gốc trồng lại 3. Đất luân canh đậu đen 4. Đất luân canh lạc
5. Đất luân canh đậu Hồng đáo - - 26,5 31,0 27,4 52,7 43,4 62,6 65,1 64,3 45,5 35,2 57,3 61,0 58,3 18,80 18,90 19,00 18,85 18,95 (Nguồn: Việ n nghiên cứu mía đường )
2. Xe n canh, gối vụ:
Mía sinh trưởng dài, từ trồng đến thu hoạch ít nhất là12 tháng. Tùy thời vụ
trồng và điều kiện thời tiết từng nơi, mía từ khi trồng đến khi đẻ nhá nh thường kéo dài từ 40 -110 ngà y và đến khi giao tán khoảng 70 - 150 ngà y. Như vậy trong khoảng 5 tháng đầu bộ rễ và lá mía chưa tận dụng hết đất đai và khoảng không gian.
Bảng 3.2. Năng s uất mía và cây xe n (giống mía F 134 )
Công thức thí nghiệ m
Năng suất mía ( tấn / ha )
Năng suất cây xen
Chất xanh
( tấn / ha )
Đậu quả
( kg / ha) 1. Mía không xen
2. Mía xen lạc 3. Mía xen đậu xanh 4. Mía xen điền thanh
39,3 46,8 42,3 48,1 . 10,7 5,2 15,3 . 306 80 . Nguồn : Bộ môn nghiên cứu mía - Việ n cây công nghiệp.
Mặt khác khoảng cách giữa các hàng mía tương đối rộng. Do vậy nhiều vùng đã tiến hành trồng xe n, gố i vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng được nhiều sản phẩm
trên một đơn vị diện tích.
3. Rải vụ và cơ cấu các loại mía
Tùy điều kiện khí hậu của vùng mà chúng ta có thể tiến hà nh rải vụ hợp lý.
+ Vùng mía các tỉnh phía Bắc:
Có thể rải thành 2 vụ chính.
* Vụ đô ng xuân: Mía được trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đây là vụ
trồng chính hà ng nă m. Mía trồng vụ này thu hoạch 10 -12 tháng tuổi.
* Vụ thu: mía trồng trong tháng 9 và thu hoạch 13- 15 tháng tuổi. Ưu điểm của
vụ này là mía sinh trưởng dài, năng suất cao có thể đạt trên 100 tấn mía cây/ha. Nhược điểm chủ yếu là chuẩn bị đất vào thời điể m mùa mưa và gặp những năm có nhiều gió
+ Vùng mía các tỉnh miề n Trung:
Thời vụ trồng chính là từ tháng 12- tháng 3, cũng có thể kéo dài tới tháng 4
tháng 5 ở các chân đất thấp có điều kiện nước tưới hoặc giử ẩm tốt. Mùa mưa ở miền
Trung bắt đầu khoảng tháng 8 hàng năm, do vậy cũng có thể trồng vào đầu mùa mưa
(vụ thu) mía sẽ thu hoạch 14 - 16 tháng tuổi. Ưu điể m của vụ này là mía không bị hạn,
tỷ lệ nảy mầ m tốt, tránh được ra hoa của một số giống, thời gian sinh trưởng dài làm
cho mía có năng suất cao.
+ Vùng mía các tỉnh miề n Đông Nam Bộ:
Là vùng đất cao, hàng nă m có 6 tháng khô hạn. Trong điều kiện chưa giả i quyết được nguồ n nước tưới, thời vụ trồng mía là :
* Trồ ng đầu mùa mưa: Từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 6. Thu hoạch trong vòng 10 - 12 tháng.
* Trồ ng cuối mùa mưa: Từ tháng 10 đến 15 tháng 11 (có thể tới 30 tháng11)
mía thu hoạch 12 - 15 tháng.
* Trồng vụ đông xuân: Từ tháng 12 - tháng 2. Vụ trồng này thường được áp
dụng ở những nơi đất thấp giữ ẩm tốt hoặc có điều kiện tưới vào các tháng mùa khô.
+ Vùng mía các tỉnh miề n Tây Na m Bộ:
Là vùng đất thấp, tháng 9 tháng 10 hàng nă m thường có lũ, nhiề u nơi đất chua
phèn hoặc bị nhiể m mặn.Vì vậy mùa vụ trồng mía ở đây cũng chịu sự chi phối của đặc điểm trên.
* Ở vùng đất lê n liế p: Vụ trồng chính là đầu mưa từ tháng 4 đến tháng 6. Mía
thu hoạch 10 - 12 tháng tuổ i.
* Vùng bị ngập lũ: Đất không lên liếp (chỉ làm mương tưới và tiêu) mía trồng
thu hoạch rồi phá gốc trồng lại hàng năm, thời vụ thường là sau lũ rút (tháng 11, tháng
12) mía thu hoạch 8 - 10 tháng.
Trên đây là một số thời vụ chính ở các vùng. Thật ra cây mía có thể trồng quanh năm. ở mỗi thời vụ trồng đều có những ưu điể m, nhược điể m và yêu cầu riêng. Người
sản xuất cần căn cứ vào nhiệ m vụ cung cấp nguyê n liệu cho các nhà máy, lao động, đất đai, giống mía và những điều kiện cụ thể khác của mình mà sắp xếp các thời vụ trồng
hợp lý nhằ m đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài việc bố trí thời vụ thích hợp cần chú ý tỷ lệ các nhó m giống chín sớm,
trung bình, chín muộn trong một vùng. Thường bố trí nhó m chín sớm chiế m 30 %,
nhó m trung bình, nhóm chín muộn 40 % và trong mỗi nhó m có thể trồng 2 đến 3 giống
tốt, không nên trồng quá nhiều giống. Đồng thời xác định tỷ lệ thíc h đáng giữa mía tơ
và mía gốc cũng là một vấn đề quan trọng. Mía gốc chín sớm trước mía tơ khoảng 20
ngà y (nếu cùng tuổi). Do đó việc phân bổ tỷ lệ giữa mía tơ và mía gốc cũng là một
cách rải vụ. ở nước ta hiện na y tỷ lệ mía gốc thường chiế m 20 - 30 %.