Cây bông có bộ rễ khá phát triển về độ sâu cũng như bề rộng. Hạt bông cần đất tơi xốp và đủ ẩm để nảy mầ m. Vì vậy kỹ thuật làm đất bông phải thỏa mãn hai yêu cầu
chủ yếu sau:
Tạo cho đất có một tầng canh tác sâu, thuậ n lợi cho sự phát triể n của bộ rễ, khai thác đất tối đa.
Là m cho lớp đất mặt tơi, xốp và đủ ẩm để hạt nảy mầ m nhanh và dễ dàng.
Để đạt được ha i yêu cầu đó nguyên tắc của kỹ thuật là m đất trồng bông là : Phải cày sâu đúng kỹ thuật, kết hợp bón nhiều phân hữu cơ. Phả i là m đất tơi
xốp, sạch sẽ, san đất bằng phẳng, lê n luống đúng quy cách kết hợp xẻ rảnh thoát nước.
Phải kết hợp kỹ thuật là m đất giữ ẩm.
Cày sâu đúng kỹ thuật nghĩa là xác định độ sâu thíc h hợp với từng loại đất và khả năng cung cấp phân hữu cơ, và cày sâu dần dần mỗi năm một ít. Đối với đất có
tầng đất mặt nông quá, lớp đất cái có nhiều thành phần độc hại, hoặc mực nước ngầm nông, lượng phân hữu cơ ít thì không nên cày sâu. Những vùng khí hậu khô, nóng thì
thường không nên cày sâu vì sẽ tăng cường sự bốc hơi đất mất ẩ m và chất hữu cơ phân
hủy nhanh.
Cày phơi ải đối với bông có lợi là tăng hiệu lực trừ cỏ dại và mầ m mống sâu
bệnh, chất hữu cơ phân giải thành chất dễ tiêu, nhất là sau vụ lúa nước làm đất trồng bông. Nhưng nhược điể m là phơi ải thì mất ẩ m, do đó nên tiến hành trường hợp chủ động nước tưới khi gieo, và ở loại đất nhẹ dễ đập tơi.
Trường hợp không có điề u kiện tưới khi gieo thì cần phải áp dụng phương pháp là m đất giữ ẩm: Cây trồng trước thu hoạch đến đâu cày ngay đến đó, cày xong bừa nga y, trước khi gieo cày bừa lại và lăn né n đất.
Sau khi cày bừa tơi phải tiế n hành san phẳng đất và vơ go m sạch cỏ dại.
Ở vùng đồng bằng phải lên luống kết hợp với xẻ rảnh tưới nước và thoát nước,
luống rộng 1,2- 1,4 m, rãnh rộng 0,3 sâu 0,2 có thể chia ruộng bông thành những băng
rộng 5 m, cách nha u bằng những rảnh rộng 0,4m và sâu 0,3. Ở vùng đồi không nên lên luống, song phải gieo bông theo đường đồng mức để tránh xó i mò n.