Các nhân tố ảnh hưởng đến sự nẩy mầm:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG cây CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY (Trang 66 - 68)

II. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự nẩy mầm:

* Chất lượng hạt giống: Chất lượng hạt giố ng lạc không chỉ phụ thuộc vào quá trình bảo quản cất trữ mà còn phụ thuộc vào đặc tính của giống lạc và thời điểm thu

hoạch. Các giống lạc thuộc nhó m Spanis h và Valenc ia không có tính ngủ sau thu hoạch

(có thể nẩy mầ m tại ruộng) nên khi thu hoạch cần phải xác định đúng thời điể m để đảm

bảo hạt có đủ độ chín mới có hạt giống tốt. Các giống lạc thuộc nhó m Virginia có tính

ngủ sau thu hoạch từ 1-4 tháng rất thuậ n lợi cho việc bảo quản. Các giống này muốn

trồng nga y phải xử lý bằng nhiệt độ cao 40oC trong 14 ngày hay dùng giberelin, etylen. Trong quá trình bảo quản để hạn chế giả m sút chất lượng giống, điều quan trọng là khi cất giữ không để cho hà m lượng nước trong hạt tăng lên (độ ẩ m hạt 8- 8,5%) và bảo

quản nơi nhiệt độ thấp, thoáng mát.

* Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự nẩy mầ m là 30-32oC. Nếu nhiệt độ thấp

thời gian này mầm kéo dài và dưới 15oC hạt không nẩy mầ m. Nhiệt độ cao trên 41oC

ảnh hưởng xấu đến sự nẩy mầm, trên 54oC hạt mất sức nẩy mầm.

* Kỹ thuật gieo hạt: Lấp hạt quá sâu (5cm) hoặc quá mỏng (dưới 2cm) sẽ

không tốt. Độ sâu lấp hạt từ hơn 3cm là thích hợp.

2. Thời kỳ cây con và trước ra hoa:

+ Đặc điể m sinh trưởng của thời kỳ: Thời kỳ cây con và trước ra hoa được

tính từ khi đã có tối đa có hạt có 2 lá mầ m xoè rộng để lộ rõ phôi mầ m đến trước khi

cây nở hoa; tương đương với thời gia n từ 25-45 ngày vào vụ Xuân và vụ Đông Xuân.

Vụ Hè thu thời kỳ cây con ngắn hơn khoảng 20-23 ngà y.

+ Giai đoạn cây con: được xác định từ lúc cây xoè lá mầ m đến khi cây có 3 lá

thật, đây cũng là thời kỳ bộ rễ lạc mới chỉ phát triển hoàn chỉnh, có đủ rễ chính, rễ phụ

và nốt sần, nhưng hoạt động của bộ rễ còn yếu, đặc biệt là gia i đoạn này vi khuẩn nốt

sần đang xâm nhập và hình thà nh nhưng chưa có khả năng cố định đạ m, chúng lấy dinh dưỡng từ cây con.Vì vậy có thể nói rằng thời kỳ cây con là thời kỳ khủng hoảng dinh dưỡng đặc biệt là dinh dưỡng đạm. Thời kỳ cây con tuy tốc độ ra lá nhanh nhưng diện

tích các lá chét lại rất nhỏ.

Khi phôi mầ m lộ rõ đã nhìn thấy 2 mầ m cành cấp một đầu tiên. Khi cây có 3 lá thật thì hai cành cấp một đầu tiên đã có chiề u dài 1-1,5cm và có 1 lá. Đồng thời tại

nách lá thật thứ nhất và thứ hai của thân, mầm cành cấp một thứ ba, thứ tư xuất hiện.

Thời kỳ này chiề u cao cây, chiều dài cành cấp một có tốc độ tăng trưởng chậm

(0,1- 0,3 c m/ngày), chiều cao cây chỉ khoảng 3-5cm. Lượng chất khô tích luỹ ít, đạt

khoảng 10% tổng số chất khô (Lê Song Dự, 1984).

Cây lạc phân hoá mầ m hoa sớm, theo Andanigo wde (1977) mầ m hoa hình thành vào ngày 14 sau khi gieo hạt. Các cành cho quả kinh tế đều hình thành trên các cành phát sinh trong thời kỳ cây con. Do đó thời kỳ cây con có ý nghĩa lớn tạo cơ sở tiền đề cho năng suất của lạc.

+ Giai đoạn trước ra hoa: là thời kỳ cây có từ 4 - 8 lá, do hoạt động của rễ

mạnh dần nên sức sinh trưởng cũng tăng dần (tốc độ tăng trưởng khoảng từ 0,3-

0,6c m/ngày). Gia i đoạn này nếu nhiệt độ quá cao, sự tích lũy các chất dinh dưỡng thấp,

tốc độ ra lá chậ m, hoa phát sinh sớm (nga y khi cây có 3, 4, 5 lá) sẽ ảnh hưởng xấu đến

số lượng và trọng lượng quả sau này, nhiệt độ thích hợp cho gia i đoạn này là 23-260c.

+ Những nhân tố ảnh hưởng đế n thời kỳ cây con:- Nhiệt độ: Thời kỳ cây con

lạc chịu rét ké m, cây dễ bị chết khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC. Nhiệt độ quá cao

càng sớm phát dục khi thân cành kém phát triển cả về số lượng và chất lượng. Như vậy

thời vụ gieo hạt có ý nghĩa rất lớn đối với thời kỳ sinh trưởng này. Nhiệt độ thích hợp

cho cây con phát triển khoảng 18- 20oC.

có 3 lá thật. Lượng bón là 2/3 lượng đạm của quy trình phân bón và 1/2 lượng kali trên

cơ sở đã bón lót đủ lân và 1/2 lượng vôi. Thời kỳ cây con thường bị sâu xám phá hoại

mạnh, làm giả m mật độ cây, đồng thời các bệnh hạ i thân, rễ là m héo rũ cây như nấm

gốc mốc đen, nấm gốc mốc trắng, nấ m vàng và héo xanh vi khuẩn, cần chú ý phòng trừ

kịp thời.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG cây CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY (Trang 66 - 68)