Ph−ơng pháp thống kê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 34 - 38)

- Có vốn đầu t− n−ớc ngoà

3.2.2Ph−ơng pháp thống kê

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.2Ph−ơng pháp thống kê

Ph−ơng pháp này đ−ợc sử dụng nghiên cứu các hiện t−ợng kinh tế số lớn, tức là nghiên cứu nhiều hiện t−ợng ở nhiều nơi trong nhiều điều kiện khác nhau, rất đa dạng và phức tạp. Vấn đề đặt ra là trong đa dạng và phức tạp phải rút ra đ−ợc tính quy luật của hiện t−ợng. Chúng tôi áp dụng ph−ơng pháp thống kê vào đề tài nghiên cứu với những nội dung cụ thể nh− sau:

3.2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Đánh giá thực trạng công tác dạy nghề và nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề phù hợp cho lao động nông thôn là vấn đề phức tạp và đòi hỏi phải có tính khoa học cao. Trong đó chọn điểm nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu nh− sau:

- Hệ thống cơ sở dạy nghề: Trên thực tế các cơ sở dạy nghề thuộc nhiều cơ quan chủ quản khác nhau đóng trên nhiều địa bàn và có những nhiệm vụ đ−ợc giao khác nhau. Chính vì vậy, để đánh giá thực trạng công tác dạy nghề và nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn cần đánh giá thực trạng hệ thống các cơ sở dạy nghề ở nhiều góc độ khác nhau, bao gồm: nếu theo hệ thống tổ chức có hệ thống dạy nghề công lập, hệ thống dạy nghề t− nhân; nếu theo loại hình cơ sở dạy nghề có các tr−ờng dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các tr−ờng ĐH, CĐ tham gia dạy nghề; nếu theo hệ thống quản lý có dạy nghề do các sở, ban, ngành trực tiếp quản lý, do UBND các cấp trực tiếp quản lý. Bên cạnh đó cũng đi sâu nghiên cứu các cơ sở có đặc thù riêng nh− những điển hình tiên tiến trong công tác dạy nghề, hay những cơ sở đóng vai trò nòng cốt trong dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Các điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng kinh tế trong tỉnh:

Địa bàn tỉnh Thanh hoá đ−ợc chia thành 3 vùng khác nhau, mỗi vùng có những đặc thù khác nhau về điều kiện phát triển kinh tế, về trình độ dân trí. Do đó xu h−ớng học nghề, nguyện vọng hình thức dạy nghề cũng có những điểm khác nhau. Chính vì vậy chúng tôi chọn 3 huyện làm điểm nghiên cứu đại diện cho 3 vùng khác nhau, cụ thể nh− sau:

Huyện Thạch Thành: Đại diện cho vùng miền núi, đây là huyện có điều kiện tự nhiên cho phép mở rộng sản xuất nông lâm nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến mía đ−ờng, chế biến hoa quả bánh kẹo, chế biến cao su, sơ chế lâm sản. Điều kiện nâng cao trình độ dân trí và phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Có thể nói đây là huyện có nhiều điểm chung của các huyện miền núi Thanh Hoá.

Huyện Triệu Sơn: Đại diện cho vùng đồng bằng, đây là huyện có thể xây dựng các vùng chuyên canh lớn nh− vùng mía, đậu t−ơng… gắn với công nghiệp chế biến. Vị trí của huyện nằm trong vùng phụ cận các khu công

nghiệp, gần các khu đô thị, các trung tâm kinh tế. Đây là huyện có những đặc điểm mang tính đại diện vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá.

Huyện Quảng X−ơng: Đại diện vùng ven biển, đây là huyện có khả năng phát triển nghề đánh bắt hải sản ven và xa bờ, sản xuất nông nghiệp thuộc vùng chuyên canh cói, đay, lạc gắn với công nghiệp chế biến nông sản. Điều kiện của huyện cho phép phát triển cơ khí đóng và sữa chữa tàu thuyền, đông lạnh, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng biển. Đây là những đặc điểm mang tính đại diện cho vùng ven biển của tỉnh.

3.2.2.2 Thu thập số liệu

Nguồn tài liệu: Các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài là các loại tài liệu có liên quan đến vấn đề dạy nghề, phát triển các hình thức dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Trong đó bao gồm các chủ tr−ơng chính sách của Đảng và nhà n−ớc, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài n−ớc và các tài liệu thông kê các cấp.

Nguồn số liệu: Nguồn số liệu phục vụ cho đề tài đ−ợc thu thập từ hai nguồn sơ cấp và thứ cấp.

- Nguồn số liệu thứ cấp: Đây là những số liệu đ−ợc thu thập từ các cơ quan ban ngành.Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành xử lý và tính toán lại để có độ chính xác cao. Số liệu đ−ợc thu thập tại phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động th−ơng binh và xã hội, phòng Giáo dục th−ờng xuyên - Sở giáo dục đào tạo, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở số liệu thu thập đ−ợc đánh giá thực trạng khách quan về vấn đề phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Nguồn số liệu sơ cấp: Đây là những số liệu thu thập đ−ợc ch−a qua xử lý, chúng tôi tiến hành xử lý và tính toán để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, để đánh giá khách quan thực trạng về công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh, chúng tôi điều tra khảo sát đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề tại các cơ quan quan quản lý và một số cơ sở dạy nghề đại diện trong tỉnh.

Để tham khảo nguyện vọng học nghề và hình thức dạy nghề của lao động nông thôn theo nhiều đối t−ợng khác nhau, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát lao động nông thôn tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng trong tỉnh.

3.2.2.3 Phân tích số liệu

Trên cơ sở số liệu thứ cấp, sơ cấp, các số liệu điều tra về công tác dạy nghề, cũng nh− các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn, chúng tôi tổng hợp, phân tích số liệu, từ đó đánh giá thực trạng và đ−a ra các kết luận về công tác dạy nghề và nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn.

Để đánh giá thực trạng công tác dạy nghề và các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi dùng các chỉ tiêu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hệ thống tổ chức cơ sở dạy nghề, bao gồm: - Số l−ợng cơ sở dạy nghề

- Loại hình cơ sở dạy nghề

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề: - Tổng diện tích sử dụng của các cơ sở dạy nghề

- Tổng giá trị tài sản của các cơ sở dạy nghề - % giá trị trang thiết bị trong tổng giá trị tài sản

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề, bao gồm: - Tổng số cán bộ giáo viên dạy nghề

- Tỷ lệ % giáo viên đạt chuẩn/ tổng số giáo viên. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác dạy nghề - Số l−ợng các cấp đ−ợc đào tạo

- Trình độ các cấp đ−ợc đào tạo

- Cơ cấu lao động đ−ợc đào tạo theo các tiêu thức

- Tốc độ phát triển qua các năm về số l−ợng các cấp đ−ợc đào tạo. * Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hình thức đào tạo, bao gồm:

- Các hình thức dạy nghề ở các cơ sở đào tạo.

- Tốc độ phát triển số l−ợng lao động đ−ợc đào tạo qua các năm của các hình thức đào tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh thanh hoá (Trang 34 - 38)