Tăng doanh thu

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Minh Hải (Trang 91)

Qua phân tích ta nhận thấy, doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng nhưng không nhiều, vì thế việc tìm ra giải pháp để phát triển kinh doanh là một trong những việc làm cần thiết. Quản trị Công ty có thể xem xét 2 phương án làm tăng doanh thu là tăng giá bán hoặc sản lượng tiêu thụ.

Tăng giá bán có vẻ là biện pháp rất dễ thực hiện và nhanh chóng vì nó chỉ phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị. Mặc dù vậy, đối với giá bán của bất kỳ nhóm sản phẩm nào trong 3 nhóm được chọn phân tích đại diện, nhà quản trị đều phải cân nhắc rất kỹ để lựa chọn một mức giá hợp lý. Về lợi ích,trước hết nó làm tăng doanh thu; trong trường hợp giữ nguyên CPKB, dẫn đến tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh mang đậm tính cạnh tranh như hiện nay thì việc tăng giá bán có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của Công ty. Do vậy, tại một thời điểm nhất định, tăng giá bán chưa phải là một biện pháp tốt.

Đối với phương án tăng sản lượng bán ra, ta xét đến việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo, hội nghị khách hàng hoặc các dịch vụ kèm theo... nhằm tạo dựng hình ảnh thương hiệu, tăng sản lượng tiêu thụ lên mức cao hơn. Muốn thế, trước hết cần phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, luôn đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng và ngày càng nâng cao chất lượng trên thị trường để phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì như thế sẽ tạo ra được niềm tin cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặtkhác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một chính sách dài hạn có hiệu quả, nhất là đối với nhóm sản phẩm Tôm thẻ và Tôm GTGT. Qua đó, Công ty sẽ tạo được một vị thế vững chắc đối với khách hàng hiện tại vừa là nền tảng để thu hút khách hàng tương lai, do vậy khối lượng sản phẩm tiêu thụ chắc chắn sẽ tăng.

Thêm vào đó, công ty cần phải chú trọng đến tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những thị trường mới đồng thời duy trì thị trường cũ để phân phối sản phẩm của công ty, đặc biệt là nhóm sản phẩm mới – Tôm GTGT. Công ty có thể nghiên cứu chế biến thành những sản phẩm mang đặc tính mới lạ, hấp dẫn và sử dụng tiện lợi để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh việc tăng doanh thuđể nâng cao tỷ suất lợi nhuận thì tiết kiệm chi phí cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng lợi nhuận.

5.2.2 Giảm thiểu chi phí

Biện pháp này đặc biệt cần thiết đối với mục tiêu gia tăng lợi nhuận của nhóm sản phẩm Tôm sú. Để tiết kiệm được chi phí thì cần phải chú trọng đến phần CPKB trong giá vốn hàng bán, nhìn chung CPKB của công ty luôn biến động. Vì thế ta cần phải chú trọng ở những khoản mục của giá vốn hàng bán và phân bổ sao cho hợp lý, nếu làm được điều này thì tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ giảm xuống, từ đó làm cho lợi nhuận của Công ty nói chung và nhóm Tôm sú nói riêng tăng lên.Để đạt được các mục tiêu mà công ty đề ra cần tiến hành các biện pháp:

 Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp chế biến thủy sản nên đã làm cho giá nguồn nguyên liệu Tôm sú, Thẻ tăng cao và chất lượng nguồn nguyên liệu khôngổn định đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty, để tránh được tình trạng này công ty nên:

- Trong dài hạn, Công ty nên đầu tư xây dựng các ngư trường nuôi tôm để chủ động nguồn nguyên liệuđáp ứng cho sản xuất.

- Liên kết cộng đồng tư vấn và cung cấp những thông tin cho người dân để hạn chế tối đa dư lượng hóa chất, xây dựng vùng nuôi an toàn, thân thiện với môi trường: không sử dụng chất kháng sinh và hoá học bị cấm; khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học; bảo vệ môi trường.

 Công ty nên lập kế hoạch và dự toán rõ ràng cho việc thu mua và sử dụng NVL vào sản xuất, kiểm tra thường xuyên số lượng và chất lượng cũng như công tác bảo quản nguyên liệu đầu vào luôn thực hiện tốt để tránh việc hao hụt hay lãng phí NVL, giảm tối đa tỷ lệ phế phẩm trên thành phẩm.

 Giảm CP NCTT

Khi năng suất lao động là tối đa thì CP NCTT sẽ tối thiểu. Để làm được điều này, Công ty nên áp dụng những chính sách nhân sự như phát triển nguồn nhân lực, thu hút lao động trẻ có trình độ ở địa phương, không ngừng nâng cao đời sống của người lao động. Không chỉ dừng lại ở đó, Công ty cần phải nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng KHKT vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động, bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề. Ngoài ra, chính sách khen thưởng cho bộ phận, cá nhân khi thực hiện tốt nhiệm vụ hoặc có năng lực làm việc xuất sắc là không thể thiếu trong giải pháp nhằm tăng năng suất lao động.

 Tiết kiệm CP SXC

Trong bối cảnh lạm phát cao như hiện nay, tất cả chi phí đều tăng, mới đây là đợt tăng giá điện và nhiên liệu thì việc tiết kiệm CP SXC là rất cần thiết cho mục tiêu hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận. Việc thường xuyên kiểm tra, bảo trì các máy móc, dây chuyền công nghệ của các tổ sản xuất, các phương tiện vận tải để giảm thiểu tình trạng phải mua mới thay thế khi máy móc bị hỏng nặng vì không

sửa chữa kịp thời sẽ giúp Công ty tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ. Thêm vào đó, các máy móc này nên được tận dụng tối đa công suất, tránh lãng phí các nguồn lực sẵn có của công ty.

Bên cạnh đó, Công ty nên khuyến khích công nhân kết hợp với việc biểu dương thành tích cho những cá nhân, tổ sản xuất không có phế phẩm hoặc chiếm tỷ lệ thấp nhằm giảm thiểu việc lãng phí điện, nước, năng lực sản xuất của Công ty.

 Giảm CP BH và CP QLDN

Kết hợp giảm thiểu giá thành với giảm các khoản CP BH và CP QLDN sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu tăng LN của Công ty.

Năm 2011, thuế dánh trên bao ni-lon tăng làm cho CP bao bì của Công ty tăng đáng kể. Vì thế cắt giảm khoản CP này đối với Công ty có ý nghĩa quan trọng. Trước tiên, Công ty nên hướng tập trung vào đóng gói sản phẩm theo đơn vị sản phẩm lớn ( 1kg trở lên thay vì 100gr, 200gr..) để hạn chế tối đa CP bao bì. Thứ hai, phải xây dựng đội ngũ bán hàng và hệ thống phân phối hiện đại, bảo vệ thị phần tại thị trường truyền thống, gia tăng thị phần ở các thị trường tiềm năng.

Công ty cần có kế hoạch cụ thể, chắc chắn cho CP quảng cáo. Đối với CP vận chuyển hàng bán, Công ty nên tận dụng tối đa khả năng của các phương tiện vận tải, lên kế hoạch chuyển hàng cụ thể để có thể tiết kiệm tối đa nhiên liệu. Từ đó, giảm được phần nào CPBH, tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.

Bên cạnh đó, Công ty phải khuyến khích các nhân viên văn phòng sử dụng hợp lý nguồn lực, tài sản của Công ty như hạn chế dùng tài sản của cơ quan vào chuyện cá nhân, tắt tất cả đèn quạt khi hết giờ làm việc, hạn chế tối đa CP văn phòng... Đồng thời, kiểm soát và cắt giảm những khoản chi không cần thiết, quản lý, phân bổ CP QLDN một cách hợp lý cho từng bộ phận, tổ sản xuất thông qua các dự toán CP ngắn hạn.

Để thực hiện tất cả các phương án nêu trên nhằm nâng cao tối đa lợi nhuận của Công ty, phòng kế hoạch kinh doanh, marketting của công ty cần được cung cấp những thông tin kinh tế chính xác và nhanh nhất từ phòng kế toán và các phòng ban có liên quan làm cơ sở lập những dự án kinh doanh mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trong sự lớn mạnh của nền kinh tế hiện nay, cùng với việc hoà vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực với đầy những khó khăn và thử thách công ty cổ phần Minh Hải Jostoco là một trong những Công ty xuất khẩu thủy sản ở nước ta đang từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững cho mình với mục tiêu trở thành Công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước.

Qua việc tìm hiểu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Minh Hải Jostoco trong 3 năm qua thì ta thấy năm 2010 mặt dù chịu ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng Công ty vẫn giữ được vị trí trong nhóm 10 công ty thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm liền tại Việt Nam. Năm 2011, ảnh hưởng từ tình hình của nền kinh tế như lạm phát, thuế và phí tăng cao hay tín dụng bị siết chặt và nhất là đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu cho chế biến làm rộ lên làn sóng nợ lương công nhân hay giảm biên chế lao động của các doanh nghiệp SXKD trong cả nước. Thế nhưng cho đến thời điểm này Công ty vẫn chưa cắt giảm lao động và họ vẫn làm việc bình thường, để đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống cho công nhân. Trong thời gian tới Công ty chủ trương việc đẩy mạnh chế biến các mặt hàng thuỷ sản mới, nhập khẩu tôm thẻ chân trắng nguyên liệu, tăng cường chế biến các loại sản phẩm GTGT…nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Để giải quyết việc làm, giữ chân công nhân, nhất là công nhân đã qua đào tạo, có tay nghề cao, chẳng những không cắt giảm lao động mà Công ty còn thông báo tuyển thêm lao động mới nhằm hướng tới mục tiêu tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhằm thay thế lượng thức ăn được làm từ gia cầm thì mặt hàng thủy sản hiện nay đã đóng vai trò qua trọng trong bữa ăn của hầu hết mọi người dân từ trong nước đến trên thế giới, chính vì vậy, sản lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác ngày càng tăng cao và sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Minh Hải Jostoco cũng chiếm một phần không nhỏ.

Tóm lại, công ty Jostoco đang ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường với sự cạnh tranh gay go và quyết liệt. Tuy nhiên, Công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện như ngày nay.

6.2 KIẾN NGHỊ:6.2.1 Đối với nhà nước: 6.2.1 Đối với nhà nước:

Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhân tố quyết định để tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:

 Trước hết, nhà nước cần xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu có được môi trường kinh doanh thuận lợi.

 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới, nâng cao năng lực sản xuất.

 Tổ chức nhiều những buổi giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ thủy sản để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

 Nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng thủy sản để đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp.

 Điều tiết, bình ổn giá cả thị trường nguyên vật liệu, góp phần làm cho chi phí được ổn định (giá con giống, giá tôm nguyên liệu, thức ăn thủy sản….)

 Hướng dẫn kĩ thuật, tổ chức sản xuất và có chính sách hỗ trợ các nông hộ và ngư dân trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vừa đảm bảo đầu ra ổn định vừa cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

 Áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và tạo mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và với ngư dân và nông hộ.

6.2.2 Đối với công ty:

 Nguyên liệu: tăng cường hơn nữa hoạt động thu mua tôm nguyên liệu. Hiện nay, công ty thu mua chủ yếu thông qua đại lý mà các đại lý thì có thể vì chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng. Cho nên ngoài việc thưởng theo khối lượng thu mua, Công ty nên khuyến khích việc chú ý đến chất lượng nguyên liệu thông qua việc tổ chức các cuộc thi đua chất lượng nguyên liệu với phần thưởng xứng đángcho các đại lý cung cấp. Sự kết hợp giữa thu mua và tổ chức nguồn nguyên liệu sẽ đảm bảo cho công ty hoạt động với nguồn nguyên liệu ổn định.

 Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, phải kiểm tra thật sự kỹ lưỡng từ khâu đầu vào đến khâuđầu ra của sản phẩm.

 Công ty nên chú trọng nhiều hơn nữa vào tổ chức thực hiện công tác kế toán, nhất là kế toán quản trị chi phí - bộ phận có nhiều chức năng quan trọng. Từ đây, Công ty có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các bộ phận khác, các nhà quản trị khi cần thiết, lập các dự toán, các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nếu có thể, nên tách rời bộ phận kế toán này, tìm kiếm và đào tạo nhân lực cho từng vị trí thích hợp, tạo điều kiện để kế toán quản trị phát huy tối đa sự hữu ích khi tham gia vào hoạt động của Công ty.

 Đồng thời công ty nên có chủ trương duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm ở các thị trường chủ lực, ổn định trước đây. Bên cạnh đó, công ty cũng cần nghiên cứu để tìm kiếm thêm thị trường mới.

 Quan hệ tốt với các cơ quan, ban nghành trong và ngoài tỉnh, nắm bắt kịp thời những chủ trương chính sách mới. Đẩy mạnh công tác quảng bá và phát triển thị trường bằng cách xây dựng mộtthương hiệu Thuỷ sản Minh Hải Jostoco uy tín, chất lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương (1997). “Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh”, Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Huỳnh Lợi (2003). “Kế Toán quản trị”, NXB Thống Kê.

3. Phạm Văn Được, Nguyễn Khắc Hùng, Bùi Văn Trường, Huỳnh Đức Lộng, Nguyễn Khắc Tâm (1997). “Kế toán quản trị”, NXB Tài Chính, TP. HCM.

4. Đàm Thị Phong Ba (2010). “Kế toán chi phí”, Trường Đại học Cần Thơ,

Cần Thơ

5. Phạm Văn Được, Đoàn Ngọc Quế và Bùi Văn Trường (2002). “Kế toán chi phí”, NXB Thống Kê.

6. Một số trang Web liên quan

- http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/ke-toan-quan-tri/phan-loai-theo- cach-ung-xu-cua-chi-phi.html - http://www.nghiepvuketoan.vn/news/Luat-ke-toan/Van-de-nhan-dien- phan-loai-chi-phi-san-xuat-phuc-vu-cho-viec-ra-quyet-dinh-ngan-han-trong- doanh-nghiep-471/ - http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/ke-toan-quan-tri-chi-phi-va-ung-dung-cua- no-trong-cac-doanh-nghiep-che-bien-thuy-san-vn.11997.html - http://www.scribd.com/doc/55508444/So-Du-Dam-Phi-Va-y-Nghia-Cua- No-Doi-Voi-Viec-Ra-Quyet-Dinh-Kinh-Doanh - http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/ke-toan-quan-tri/moi-quan-he-giua- doanh-thu-chi-phi-khoi-luong-va-do-luong-rui-ro-cua-doanh-n.html.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Minh Hải (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)