Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Minh Hải (Trang 52)

Những nhân tố thuận lợi:

- Công ty nằm trong vùng nguyên liệu nên rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu.

- Công ty có quy trình quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy phạm về sản xuất chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.

- Chất lượng sản phẩm của Công ty đã được khách hàng tín nhiệm ở hầu hết các thị trường.

- Thị trường tương đối ổn định.

- Đội ngũ công nhân lành nghề, cơ sở vật chất sản xuất đầy đủ và được trang bị khá hiện đại.

 Những nhân tố khó khăn:

- Những năm gần đây, do thị trường biến động bất thường, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt nên hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với năng lực hiện có của Công ty.

- Về xuất khẩu hàng thủy sản, nhất là vào thị trường Mỹ, từ đầu năm 2009 đến nay các công ty hoạt động trong ngành thủy sản nói chung đều gặp phải một số khó khăn nhất định như: vụ kiện bán phá giá tôm, chất kháng sinh khiến nhiều lúc Công ty không chủ động được thị trường tiêu thụ của mình, đồng thời đã làm tăng chi phí thuê luật sư tư vấn và tăng khối lượng công việc để nhằm kịp thời giải trình khi có tình huống xấu xảy ra.

- Bên cạnh đó, chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa được đảm bảo do còn tình trạng bơm chích, dư lượng kháng sinh... sản lượng nguyên liệu chưa ổn định do ảnh hưởng mùa vụ và dịch bệnh...

 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 được đề ra trong đại hội cổ đông ngày 12/12/2011 như sau:

- Tiếp tục nâng cao hơn nữa những gì đã đạt được năm 2011.

- Sản lượng sản xuất kế hoạch là: 4.500 tấn.

- Tổng doanh thu đạt được là: 1.150.000.000.000 đồng.

- Kim ngạch xuất khẩu: 45 triệu USD.

- Lợi nhuận sau thuế là: 70.000.000.000 đồng.

- Tổng số lao động: 850 lao động.

 Để đạt được kế hoạch đã đề ra và tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty đưa ra phương hướng phát triển trong thời gian tới với nội dung thực hiện như sau:

Chiến lược tập đoàn

Hiện nay trên thế giới quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, việc hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan.

Trước tình hình đó, để tăng sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường thế giới, Công ty đã tiến hành nâng cao hệ thống chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất nhằm tiến tới xây dựng Minh Hải Jostoco trở thành một tập đoàn hàng đầu trong ngành thủy sản tại Việt Nam và có uy tín trên thế giới. Để thực hiện, Minh Hải Jostoco đã có những bước đi như sau :

 Minh Hải Jostoco sẽ tiến hành việc mua lại và thành lập mới các công ty thủy sản với tiêu chí đồng nhất về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

 Từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác có liên quan và hỗ trợ mảng hoạt động kinh doanh chính là thủy sản.

Hoạt động Marketing

Trong năm 2011 và các năm tiếp theo, công ty sẽ tiếp tục đầu tư để nâng cao thương hiệu và hình ảnh Minh Hải Jostoco trên thị trường thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Định hướng chiến lược phát triển thịtrường tiêu thụ của Minh Hải Jostoco trong thời gian tới tập trung vào nhữngđiểm sau:

vào thị trường Mỹ nhằm tránh rủi ro trong vụ kiện nếu có bất lợi.

 Tập trung mở rộng thị trường, nhất là thị trường EU với những sản phẩm bán lẻ ở các hệ thống phân phối lớn.

 Tiếp tục duy trì và củng cố các đầu mối thương mại đang có, đặc biệtlà đối tác từ Nhật Bản.

 Xúc tiến việc khai thác các thị trường như: Hàn Quốc, Úc, Nga và Bắc Mỹ.

 Đẩy mạnh các kênh phân phối nội địa, phát triển mạng lưới ra nhiều tỉnh trên các địa bàn miền Bắc, Tây nguyên, Đông Nam Bộ kết hợp với các hoạt động quảng cáo nhằm tăng sự nhận biết trong công chúng, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy doanh số thị trường nội địa.

Chiến lược sản phẩm

 Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng tối đa thị hiếu khách hàng.

 Trên cơ sở kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm tăng năng lực cạnh tranh, tránh tình trạng bị áp dụng các biện pháp hạn chế phi thuế quan từ bên ngoài.

 Bên cạnh đó, công ty đang xây dựng nhà máy chế biến cá tại Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang. Qua đó, sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các sản phẩm về cá, mực và các loài nhuyễn thể khác.

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA

CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN (C - V - P)

4.1. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ4.1.1. Căn cứ ứng xử của chi phí 4.1.1. Căn cứ ứng xử của chi phí

 Căn cứ ứng xử là đặc điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí. Giữa căn cứ ứng xử và chi phí có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Các loại chi phí khác nhau chủ yếu là do căn cứ ứng xử khác nhau. Xác định căn cứ ứng xử của từng loại chi phí chính xác giúp cho việc tách toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty thành chi phí khả biến và bất biến được thuận lợi hơn. Do đó, nắm vững căn cứ ứng xử của chi phí là việc cần thiết đầu tiên khi tiến hành phân tích mối quan hệ C-V-P.

 Cách ứng xử của chi phí chính là việc chỉ ra những chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như khối lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy sử dụng,…gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh. Cụ thể như căn cứ vào số giờ lao động trực tiếp để xác định CP NC, cho nên CP NC sẽ tăng theo khi tăng ca sản xuất. Còn biến động tăng giảm của số lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ ảnh hưởng đến phát sinh của CP NVL và CP SXC. Trong khi đó CP BH và CP QLDN thì chủ yếu phụ thuộc vào số sản phẩm tiêu thụ được. Từ đó, tổng hợp lại việc lựa chọn căn cứ ứng xử cho các loại chi phí phát sinh trong quá trinh sản xuất kinh doanh tại Công ty như sau:

 Chi phí nguyên vật liệu - căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất ra

 Chi phí nhân công - căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất ra

 Chi phí sản xuất chung - căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất ra

 Chi phí bán hàng - căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ

 Chi phí quản lý doanh nghiệp - căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ Từ nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ nguyên con hay sơ chế, Công ty có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau dựa trên công nghệ, kĩ thuật chế biến khác nhau. Ở đây ta chỉ phân tích theo 3 nhóm sản phẩm chính dựa trên nguồn nguyên liệu đầu vào như sau:

- Nhóm sản phẩm từ tôm sú nguyên con: HOSO (tươi nguyên con), HLSO (sú vỏ), RPTO (bỏ đầu, sẻ lưng), CPTO, RPD, CPD, Nobashi (cắt duỗi)…

- Nhóm sản phẩm từ tôm thẻ nguyên con.

- Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng chủ yếu được chế biến từ tôm nguyên liệu đã sơ chế: EZP (hấp), Xiên que, Breaded (Ebi Fly) Shrimp Rings, Butterfly (tẩm bột)…

Tôm sú HOSO Tôm sú NOBASHI PTO

NOBASHI TẨM BỘT

CPTO RPD RPTO

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Hình 9: MỘT SỐ SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY JOSTOCO 4.1.2. Chi phí nguyên vật liệu

Do loại hình hoạt động chính của công ty là chế biến và xuất khẩu thủy sản, chủ yếu là tôm, sử dụng nguyên vật liệu chính tôm sú và tôm thẻ trực tiếp trong quá trình sản xuất nên CPNVL được xem là chi phí khả biến.

Nguồn nguyên liệu đầu vào chia làm 2 dòng là sú, thẻ nguyên con và sú, thẻ đã ngắt đầu (sơ chế). Tình hình thu mua và phân bổ nguyên liệu cho từng nhóm sản phẩm được tổng hợp như sau:

PHẨM

( ĐVT: 1.000 đồng )

( Nguồn: Số liệu phòng kế toán)

Nhận xét ban đầu cho thấy nguồn nguyên liệu tôm nguyên con, đặc biệt là tôm sú chiếm ưu thế thu mua với tỷ lệ nguyên liệu mua vào lớn nhất đạt 62,31%. Liệu từ đây ta có thể khẳng định tôm sú là nhóm sản phẩm có giá thành cao nhất do CPNVL lớn nhất không ? Để có nhận định chính xác hơn, ta hãy xem xét bảng sau để theo dõi ảnh hưởng của giá và tỷ lệ nguyên liệu mua vào đến giá thành ra sao:

Bảng 8: CPNVL CỦA 3 NHÓM SẢN PHẨM TRONG NĂM 2011

( ĐVT: 1.000 đồng )

( Nguồn: số liệu phòng kế toán )

Như đã nhận xét ở trên, nhóm sản phẩm tôm sú có CP NVL là cao nhất, chiếm tỷ lệ 62,31% và lượng sản xuất lớn nhất thế nhưng CP đơn vị lại thấp hơn CP đơn vị của nhóm sản phẩm GTGT – mặt hàng chiếm tỷ trọng CP NVL 20,61%, đứng sau nhóm tôm sú, lại có lượng sản xuất thấp nhất. Điều này được giải thích do nguyên liệu chủ yếu của mặt hàng GTGT là nguồn tôm đã sơ chế có giá mua vào trong năm 2011 tương đối cao so với nguyên liệu chính tôm nguyên con của 2 nhóm mặt hàng còn lại. Đứng trên góc độ này ta mới thấy rõ chi phí bỏ ra của từng nhóm sản phẩm. Mặc dù số lượng ít nhưng CP đơn vị phải bỏ ra cho nhóm GTGT là lớn nhất dẫn đến giá bán của các sản phẩm này cao mang lại

Chỉ tiêu Nhóm sản phẩm tôm sú Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm GTGT

Tôm nguyên con 426.431.345 110.214.051 133.155.027 Tôm đã sơ chế 31.827.656 15.386.886 18.399.258 Tổng 458.259.001 125.600.937 151.554.285 Chỉ Tiêu Nhóm sản phẩm tôm sú Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm GTGT Tổng CP NVL 458.259.001 125.600.937 151.554.285 735.414.223 % CP NVL 62,31 17,08 20,61 100 Lượng SX (kg) 2.734.340 944.643 800.174 4.479.157 Đơn vị 167,59 132,96 189,40 -

doanh thu không nhỏ cho công ty, đó là lý do tại sao nhóm sản phẩm GTGT đang được công ty lên kế hoạch đầu tư, phát triển thành một trong những nhóm mặt hàng có giá trị tiêu thụ cao nhất trong những năm tới.

4.1.3. Chi phí nhân công trực tiếp

Tiêu thức phân bổ CP NCTT dựa vào CP NVL trực tiếp, với cách phân bổ này thì CP NCTT của một nhóm sản phẩm lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào CP NVL của nhóm sản phẩm đó.

CP NCTT trong quá trình sản xuất được tập hợp tại các tổ sản xuất ra các nhóm sản phẩm và được tổng hợp theo 3 nhóm sản phẩm chính như sau:

Bảng 9: CP NCTT CỦA 3 NHÓM SẢN PHẨM TRONG NĂM 2011

( ĐVT: 1.000 đồng )

( Nguồn: số liệu phòng kế toán )

Qua hai bảng trên, ta thấy CP NCTT và CP NVL có sự tỷ lệ với nhau, và đây cũng là một khoản mục chi phí khả biến trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty hay CP NCTT được tính trực tiếp vào sản phẩm sản xuất ra.

Nhóm sản phẩm tôm sú có tổng CP NCTT lớn nhất nhưng CP NCTT đơn vị cao nhất vẫn thuộc về nhóm sản phẩm GTGT, thấp nhất là nhóm sản phẩm tôm thẻ. Với tổng CP NCTT cũng như CP NCTT đơn vị thấp như vậy, về cơ bản thì nhóm sản phẩm tôm thẻ sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất trong 3 nhóm sản phẩm chọn phân tích. Thực tế có đúng là như vậy?

4.1.4. Chi phí sản xuất chung

CP SXC phát sinh trong công ty cũng được tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra và phân bổ dựa vào tiêu thức phân bổ CP NVL nên tương tự như CP

Chi phí NVL sản phẩm X được sản xuất trong năm Chi phí NCTT của sản phẩm X =

Tổng chi phí NVL trong năm

x Tổng chi phí NCTT trong năm Chỉ Tiêu Nhóm sản phẩm tôm sú Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm GTGT Tổng CP NCTT 14.721.259 3.991.097 4.815.953 23.367.077 Lượng SX (kg) 2.734.340 944.643 800.174 4.479.157 Đơn vị 5,38 4,23 6,02 -

sau :

Bảng 10: CP SXC CỦA 3 NHÓM SẢN PHẨM TRONG NĂM 2011

( ĐVT: 1.000 đồng )

( Nguồn: số liệu phòng kế toán )

Bảng trên cho thấy dòng sản phẩm tôm sú có tổng CP SXC lớn nhất nhưng CP SXC đơn vị lớn nhất lại là dòng sản phẩm GTGT. Bên cạnh đó, để phân tích mô hình C – V – P, cần thiết phải phân tách CP SXC hỗn hợp ra thành chi phí khả biến và bất biến. Do CP SXC được tập hợp theo từng tổ sản xuất hay chính xác hơn là từng nhóm mặt hàng nên việc phân tách trở nên dễ dàng hơn.

Chỉ Tiêu Nhóm Tôm Nhóm Tôm thẻ Nhóm sản phẩm GTGT Tổng CP SXC 27.969.486 7.666.808 9.251.342 44.887.636 Lượng SX (kg) 2.734.340 944.643 800.174 4.479.157 Đơn vị 10,23 8,12 11,56 -

Bảng 11: TỔNG HỢP BP VÀ ĐP SXC CỦA TRONG NĂM 2011

( ĐVT: 1.000 đồng )

( Nguồn: số liệu tổng hợp của tác giả )

4.1.5. Chi phí bán hàng (CPBH)

CP BH phát sinh trong công ty bao gồm: CP nhân viên bán hàng; CP dịch vụ mua ngoài; CP vận chuyển hàng bán; CP bao bì luân chuyển; CP quảng cáo, bảo hành; CP khấu hao thiết bị đông lạnh, phương tiện vận tải, cửa hàng và CP BH bằng tiền khác. Trong đó, CP nhân viên, CP bằng tiền mặt và CP dịch vụ mua ngoài là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí bán hàng của công ty. Do đó những khoản biến động đều do nguyên nhân các khoản mục này là chính. Nhóm sản phẩm tôm sú Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm tôm GTGT Chỉ Tiêu Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị CP phụ tùng thay thế, sửa chữa 3.932.275 1,43 987.152 1,04 1.065.911 1,33 CP dịch vụ mua ngoài 7.281.833 2,66 2.090.044 2,21 2.944.278 3,68 CP vậnchuyển, bốc vác 2.622.769 0,96 670.915 0,71 575.288 0,72 Biến phí SXC CP khác bằng tiền 6.195.137 2,27 1.742.931 1,85 2.040.422 2,55 Tổng BP SXC 20.032.014 7,32 5.491.042 5,81 6.625.899 8,28 CP khấu hao 1.918.326 0,70 363.821 0,39 444.275 0,56 CP nhân viên phân xưởng 1.152.319 0,42 177.526 0,18 360.586 0,45 Công cụ, dụng cụ sx 2.254.872 0,82 1.001.028 1,06 1.198.429 1,49 CP dầu, nhiên

liệu 1.076.268 0,39 300.751 0,32 317.325 0,40 Định phí SXC CP khác bằng tiền 1.535.687 0.56 332.614 0.35 304.827 0.39 Tổng ĐP SXC 7.937.472 2,90 2.175.767 2,30 2.625.442 3,28

( ĐVT: 1.000 đồng)

( Nguồn: số liệu tổng hợp của tác giả )

Cách giải thích tương tự như BP QLDN, có quan hệ tỷ lệ thuận giữa doanh thu và BP BH, doanh thu càng cao thì BP BH càng lớn và ngược lại.

4.1.6. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Cũng như CP BH, CP QLDN phát sinh tại Công ty gồm các khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp như chi phí ở phòng hành chánh, kế toán, quản lý chung,…

Do đặc điểm của loại chi phí này thường ít có sự biến đổi, cho nên toàn bộ khoản CP QLDN phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh đã được Công ty xác định là phần CP bất biến.

Tương tự như CP BH, CP QLDN cũng được phân bổ cho các dòng sản phẩm theo công thức sau:

Ta có bảng tổng hợp định phí QLDN trong 6 tháng đầu năm 2011 của 3 dòng sản phẩm như sau: Chỉ Tiêu Nhóm sản phẩm tôm sú Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm tôm GTGT Doanh thu 579.024.089 165.435.454 183.871,171 BP BH Tổng 11.596.450 3.178.741 3.835.706 Biến phí BH BP BH Đơn vị 4,24 3,37 4,79 ĐP BH Tổng 4.221.314 3.919.458 3.388.562 Định phí BH ĐP BH Đơn vị 351.776 326.622 282.380 CP BH hỗn hợp 15.817.764 7.098.199 7.224.268 CP QLDN của SP X Sản lượng tiêu thụ của dòng SP X Tổng sản lượng tiêu thụ của các dòng sản phẩm Tổng CP QLDN của các dòng SP = *

Bảng 13: ĐỊNH PHÍ QLDN TRONG NĂM 2011

ĐVT: 1.000 Đồng

Chỉ Tiêu Nhóm Tôm sú Nhóm Tôm thẻ

Nhóm Tôm

GTGT Tổng

Tỷ lệ CP NVL (%) 62,31 17,08 20,61 100

ĐP QLDN 4.982.174 1.365.680 1.647.932 7.995.786

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán)

4.1.7. Tổng hợp chi phí

Sau khi phân tích các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp thành CPKB và CPBB thì ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 14: TỔNG HỢP CPKB VÀ CPBB TRONG NĂM 2011 ĐVT: 1.000 Đồng

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán)

Nhìn vào bảng 14, cho ta thấy được cụ thể các khoản chi phí cấu thành nên

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Minh Hải (Trang 52)