Phân tích độ linh hoạt đến lợi nhuận và điểm hòa vốn

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Minh Hải (Trang 85)

Trong 3 nhóm sản phẩm thì Tôm GTGT là mặt hàng có kết cấu chi phí khá tốt, cho nên lợi nhuận của mặt hàng này biến động nhạy cảm hơn khi tăng giảm doanh thu. Mặt hàng này có sản lượng sản xuất và tiêu thụ là nhỏ nhất nhưng mang lại lợi nhuận tương đối lớn. Vậy khi tăng giảm chi phí thì có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và điểm hòa vốn? Sau đây ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thông qua trường hợp sau:

Do trong năm 2011, tình hình giá cả thị trường ngày càng tăng làm cho các khoản chi phí đầu vào của quá trình sản xuất cũng không ngừng tăng cao. Từ những biến động của thị trường, vào năm 2012, các khoản chi phí của riêng nhóm sản phẩm Tôm GTGT được Công ty dự đoán là sẽ có sự gia tăng như sau:

Bảng 32: THAY ĐỔI CHI PHÍ CỦA DÒNG SẢN PHẨM TÔM GTGT ĐVT: 1.000 Đồng Chỉ Tiêu Thực Tế Dự kiến Giá Bán 229,789 229,789 Biến phí đơn vị 208,494 213,494 SDĐP đơn vị 21,295 16,295

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán)

Bảng 33: BÁO CÁO THU NHẬP DỰ KIẾN CỦA DÒNG SẢN PHẨM TÔM GTGT ĐVT: 1.000 Đồng Chỉ Tiêu Thực Tế Dự kiến Doanh Thu 183.871.171 183.871.171 CPKB 166.831.843 170.832.348 SDĐP 17.039.328 13.038.823 CPBB 7.481.936 7.481.936 LN 9.557.392 5.556.887

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán)

Khi CPKB tăng 5.000 đồng/kg thì lợi nhuận của mặt hàng này giảm một lượng tương ứng là:

Lợi nhuận giảm = 9.557.392 - 5.556.887 = 4.000.505 (ngàn đồng). Ta cũng tính được sản lượng hòa vốn dự kiến là:

Khi biến phí đơn vị tăng sẽ làm cho SDĐP tức phần mẫu số của công thức sản lượng hòa vốn giảm. Do đó, sau khi thay đổi biến phí thì dòng sản phẩm Tôm GTGT phải bán với số lượng 459.155 kg, lớn hơn lượng hòa vốn ban đầu (351.355 kg) là 103.800 kg mới đạt được điểm hòa vốn mới.

Tuy nhiên khi muốn thay đổi giá bán, Công ty phải cân nhắc sao cho giá bán ít nhất phải bù đắp CPBB và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. Sau đây

Kg SLHV 459.155 295 , 16 936 . 481 . 7  

nên chính xác hơn.

4.3.5. Mối quan hệ Giá bán – Điểm hòa vốn

Trong ví dụ trên, chúng ta xét trong điều kiện giá bán không đổi thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn. Bây giờ thì ngược lại, nếu giá bán thay đổi thì khối lượng sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ như thế nào?

Giá cả thị trường ngày càng tăng, do đó việc tăng giá bán của các sản phẩm là điều không thể tránh được. Sau đây, chúng ta sẽ xét trường hợp của mặt hàng Tôm GTGT. Hiện tại, lượng tiêu thụ của mặt hàng này là 800.174 kg với đơn giá bán là 229.789 đồng/ kg. Lượng hòa vốn lúc này là 351.155 kg. Giả sử giá dao động từ 219.789 đ - 239.300 đồng/kg, chúng ta cùng xem xét khi đó dòng sản phẩm Tôm GTGT phải tiêu thụ bao nhiêu mới đủ hòa vốn.

Bảng 34: MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ BÁN VÀ ĐIỂM HÒA VỐN CỦA NHÓM SẢN PHẨM TÔM GTGT TRONG NĂM 2011

ĐVT:1.000 Đồng

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán)

Bảng trên chỉ ra rằng, dòng sản phẩm Tôm GTGT có thể bán với giá từ 219.789 – 239.789 đồng/kg với lượng tiêu thụ tương ứng là 664.259 – 564.291 kg mà vẫn đảm bảo hòa vốn. Đồng thời, qua bảng ta còn thấy rằng khi sản lượng bán tăng thì biến phí đơn vị không đổi nhưng định phí cho mỗi kg sẽ giảm và làm cho tổng chi phí thay đổi. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của dòng sản phẩm này mang lại chưa cao chủ yếu là do lượng sản xuất và lượng tiêu thụ trong năm 2011 không cân xứng với qui mô của việc sản xuất ra mặt hàng này dẫn đến chi phí đơn vị rất cao so với định phí vì vậy lợi nhuận ít có sự biến động khi

Giá bán hòa vốn 1 kg Tôm Định Phí CPKB Doanh Thu Lượng tiêu thụ (1.000 kg) ĐP BP Tổng 7.481.936 138.550.383 146.056.242 664,529 11,295 208,494 219,789 7.481.936 127.248.451 134.142.037 610,322 12,295 208,494 229,789 7.481.936 117.651.313 124.024.982 564,291 13,295 208,494 239,789

doanh thu thay đổi. Để khắc phục điều này thì nhà quản lý nên đầu tư sản xuất và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ của mặt hàng này đến tối đa, khi đó chi phí đơn vị của dòng sản phẩm này sẽ là tối thiểu (do phần định phí phân bổ cho một đơn vị sản phẩm là thấp nhất). Và cũng chính lúc này lợi nhuận của mặt hàng này mang lại sẽ là tối đa.

Tóm lại, qua việc phân tích mối quan hệ Khối lượng - Chi phí - Lợi nhuận của 3 nhóm mặt hàng chính của Công ty CP CB và XK thủy sản Minh Hải, ta thấy rằng đối với các sản phẩm không đồng nhất về giá bán, nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu sản phẩm mà còn phải căn cứ vào TLSDĐP của các sản phẩm đó. Hay nói cách khác, TLSDĐP, ĐBKD và sản lượng hòa vốn của các sản phẩm có quy mô khác nhau (giá bán khác nhau - không có cơ sở đồng nhất) thì ngoài chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của cơ cấu chi phí còn chịu ảnh hưởng gián tiếp của giá bán (doanh thu) của chính bản thân sản phẩm đó. Việc tăng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, dự báo của nhà quản trị đối với sản phẩm đó ở hiện tại và trong tương lai.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2011

Năm 2011, thị trường xuất nhập - khẩu thủy hải sản ngày càng khả quan hơn, cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước thì các công ty kinh doanh ngành hàng này nói chung, Công ty CP chế biến và xuất khẩu thủy sản Minh Hải nói riêng ngày càng đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, Công ty đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy tiêu thụ vì vậy tình hình kinh doanh của Công ty năm 2011 đạt được nhiều thuận lợi, nhìn chung các mặt hàng Tôm sú, Tôm thẻ và Tôm GTGT đều tăng về sản lượng tiêu thụ, mang lại nguồn doanh thu lớn cho Công ty.

Nhìn chung, các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả khá cao tuy nhiên lợi nhuận mà các mặt hàng này mang lại là chưa tối ưu, tỷ lệ lợi nhuận đạt được chưa tương xứng với tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng doanh thu đạt được.

Hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng như sau:

Nhóm sản phẩm Tôm sú:

Trong năm 2011, nhóm sản phẩm Tôm sú đạt sản lượng tiêu thụ cao nhất 2.734.340 kg và tạo ra tổng lợi nhuận lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lại không phải là nhanh nhất. Hơn nữa, vì CP được phân bổ theo sản lượng nên nhóm này phải gánh chịu phần CP quá lớn. Thế nên, dù mang về lợi nhuận lớn nhất nhưng do chi phí cao đã làm cho tỷ lệ lợi nhuận thu được ở mặt hàng này chưa tương xứng với doanh số tiêu thụ.

Bên cạnh đó, phân tích điểm hòa vốn cho thấy đây là mặt hàng mà Công ty thể an toàn và nhanh chóng thu hồi vốn khi chỉ cần tiêu thụ một lượng bằng 23,03% sản lượng hiện tại là đã đạt hòa vốn. Và đây cũng là nhóm sản phẩm ít gặp phải rủi ro trong kinh doanh nhất với độ an toàn là 79,67% .

Từ đó ta thấy vấn đề đặt ra hiện nay là giảm các khoản CP mà vẫn giữ nguyên mức sản lượng nhằm làm tăng lợi nhuận trên mỗi kg Tôm sú sau khi đã đạt hòa vốn để Tôm sú chính thức trở thành nhóm mặt hàng chủ lực đem về lợi nhuận cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cho công ty .

Nhóm sản phẩm Tôm th:

Qua phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận của 3 dòng sản phẩm thì ta thấy Tôm thẻ là mặt hàng tuy có tổng lợi nhuận nhỏ nhưng ở cùng mức tăng sản lượng sau hòa vốn thì đây là mặt hàng có tốc độ tăng lợi nhuận lớn nhất trong 3 mặt hàng hay nói cách khác đây là mặt hàng rất nhạy cảm với sự biến động tăng (giảm) của doanh thu. Chỉ cần doanh thu tăng một tỷ lệ nhỏ là có thể mang lại nhiều lợi nhuận và ngược lại khi doanh thu giảm thì chịu lỗ nhiều hơn. Tuy nhiên, đây không phải là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty, nguyên nhân là do giá bán tương đối thấp và sản lượng bán ra cũng không cao cho nên dù có tốc độ tăng lợi nhuận trên mỗi kg Tôm thẻ là lớn nhất nhưng tổng doanh thu cũng như lợi nhuận mang lại thì lại không cao bằng mặt hàng Tôm sú. Cho nên có thể nói Tôm thẻ là mặt hàng có tốc độ tăng giảm lợi nhuận nhanh nhất khi doanh thu thay đổi và cũng là mặt hàng có nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh do tỷ lệ hòa vốn của mặt hàng này là tương đối cao.

Hơn nữa, đây là mặt hàng có tỷ lệ SDBP cao nhất tức là về lâu dài mang lại nguồn lợi nhuận tương đối cao và ổn định cho Công ty. Do đó, cần có chính sách duy trì và phát triển lâu bềnđể lợi nhuận do mặt hàng này mang lại là tối ưu. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ nhằm tăng doanh thu, vì chỉ cần tăng tỷ lệ nhỏ về doanh thu là có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.

Nhóm sản phẩm Tôm GTGT:

Trong 3 dòng sản phẩm thì Tôm GTGT là mặt hàng có hiệu quả kinh doanh thấp nhất với sản lượng tiêu thụ cũng như lợi nhuận thấp nhất. Nguyên nhân là do đây là mặt hàng mới, hơn nữa mặt hàng này cần nhiều phụ liệu và gia công chế biến, cũng như quy trình bảo quản khó khăn nên CP cho mặt hàng này khá cao, trong khi lượng tiêu thụ lại thấp. Và đây cũng là mặt hàng có tỷ lệ hòa vốn cao nhất 43,2% cho ta thấy trong điều kiện kinh doanh như hiện nay thì đây lại là mặt hàng có tính an toàn thấp và khả năng rủi ro nhất trong quá trình kinh doanh. Bù lại mặt hàng Tôm GTGT có kết cấu chi phí tương đối tốt (định phí chiếm tỷ

biến động của doanh số bán cao, dễ dàng tăng trưởng lợi nhuận một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhóm này có tỷ lệ SDBP thấp nghĩa là nếu không cải thiện tình hình kinh doanh thì trong dài hạn nhóm sản phẩm này sẽ làm chậm lại đà tăng lợi nhuận của công ty. Để dòng sản phẩm Tôm GTGT là mặt hàng đem lại nguồn lợi nhuận tốt trong tương lai, thì trong Công ty nên có chính sách đẩy mạnh mức độ tiêu thụ của mặt hàng này.

Bên cạnh đó, xét về dài hạn sản phẩm Tôm thẻ có tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm mặt hàng khẳng định rằng đây là mặt hàng nên được tiếp tục duy trì và cải tiến phương thức sản xuất kinh doanh hiện tại để đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà nó mang lại cho Công ty luôn là cao nhất. Hơn nữa đây cũng là nhóm sản phẩm được ưu tiên không xét đến trong trường hợp Công ty quyết định loại bỏ một nhóm mặt hàng hay một tổ chế biến vì hoạt động kém hiệu quả.

Qua việc đánh giá tình hình kinh doanh của từng mặt hàng ta thấy rằng, sản lượng tiêu thụ và cơ cấu chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của từng dòng sản phẩm. Vậy ta phải làm gì để tăng doanh thu của từng dòng sản phẩm? Phải có chính sách kiểm soát và tiết kiệm chi phí như thế nào cho hiệu quả? Căn cứ vào tình hình kinh doanh của các mặt hàng chúng ta xem xét lần lượt các giải pháp được đề ra như sau:

5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY CÔNG TY

5.2.1. Tăng doanh thu

Qua phân tích ta nhận thấy, doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng nhưng không nhiều, vì thế việc tìm ra giải pháp để phát triển kinh doanh là một trong những việc làm cần thiết. Quản trị Công ty có thể xem xét 2 phương án làm tăng doanh thu là tăng giá bán hoặc sản lượng tiêu thụ.

Tăng giá bán có vẻ là biện pháp rất dễ thực hiện và nhanh chóng vì nó chỉ phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị. Mặc dù vậy, đối với giá bán của bất kỳ nhóm sản phẩm nào trong 3 nhóm được chọn phân tích đại diện, nhà quản trị đều phải cân nhắc rất kỹ để lựa chọn một mức giá hợp lý. Về lợi ích,trước hết nó làm tăng doanh thu; trong trường hợp giữ nguyên CPKB, dẫn đến tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh mang đậm tính cạnh tranh như hiện nay thì việc tăng giá bán có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của Công ty. Do vậy, tại một thời điểm nhất định, tăng giá bán chưa phải là một biện pháp tốt.

Đối với phương án tăng sản lượng bán ra, ta xét đến việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo, hội nghị khách hàng hoặc các dịch vụ kèm theo... nhằm tạo dựng hình ảnh thương hiệu, tăng sản lượng tiêu thụ lên mức cao hơn. Muốn thế, trước hết cần phải chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, luôn đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng và ngày càng nâng cao chất lượng trên thị trường để phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì như thế sẽ tạo ra được niềm tin cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặtkhác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một chính sách dài hạn có hiệu quả, nhất là đối với nhóm sản phẩm Tôm thẻ và Tôm GTGT. Qua đó, Công ty sẽ tạo được một vị thế vững chắc đối với khách hàng hiện tại vừa là nền tảng để thu hút khách hàng tương lai, do vậy khối lượng sản phẩm tiêu thụ chắc chắn sẽ tăng.

Thêm vào đó, công ty cần phải chú trọng đến tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những thị trường mới đồng thời duy trì thị trường cũ để phân phối sản phẩm của công ty, đặc biệt là nhóm sản phẩm mới – Tôm GTGT. Công ty có thể nghiên cứu chế biến thành những sản phẩm mang đặc tính mới lạ, hấp dẫn và sử dụng tiện lợi để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh việc tăng doanh thuđể nâng cao tỷ suất lợi nhuận thì tiết kiệm chi phí cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng lợi nhuận.

5.2.2 Giảm thiểu chi phí

Biện pháp này đặc biệt cần thiết đối với mục tiêu gia tăng lợi nhuận của nhóm sản phẩm Tôm sú. Để tiết kiệm được chi phí thì cần phải chú trọng đến phần CPKB trong giá vốn hàng bán, nhìn chung CPKB của công ty luôn biến động. Vì thế ta cần phải chú trọng ở những khoản mục của giá vốn hàng bán và phân bổ sao cho hợp lý, nếu làm được điều này thì tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ giảm xuống, từ đó làm cho lợi nhuận của Công ty nói chung và nhóm Tôm sú nói riêng tăng lên.Để đạt được các mục tiêu mà công ty đề ra cần tiến hành các biện pháp:

 Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp chế biến thủy sản nên đã làm cho giá nguồn nguyên liệu Tôm sú, Thẻ tăng cao và chất lượng nguồn nguyên liệu khôngổn định đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty, để tránh được tình trạng này công ty nên:

- Trong dài hạn, Công ty nên đầu tư xây dựng các ngư trường nuôi tôm để chủ động nguồn nguyên liệuđáp ứng cho sản xuất.

- Liên kết cộng đồng tư vấn và cung cấp những thông tin cho người dân để hạn chế tối đa dư lượng hóa chất, xây dựng vùng nuôi an toàn, thân

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy sản Minh Hải (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)