Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định mức doanh thu tối thiểu, hoặc mức thu nhập nhất định đủ bù đắp chi phí của quá trình đó. Phận tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra, tức đạt mức hòa vốn.
2.1.7.1. Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá được thị trường chấp nhận. Hoặc nói một cách khác là tại điểm mà tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí.
Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình:
Bảng 4: MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
Nhìn vào mô hình ta thấy:
- Số dư đảm phí (SDĐP) = Định phí (ĐP) + Lãi thuần (LT)
- Doanh thu (DT) = Biến phí (BP) + Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN)
Doanh thu (DT)
Biến phí (BP) Số dư đảm phí (SDĐP)
Biến phí (BP) Định phí (ĐP) Lãi thuần (LT) Tổng chi phí (TP) Lãi thuần (LT)
Số dư đảm phí EBIT
Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi thuần = 0. Nói cách khác, tại điểm hòa vốn số dư đảm phí (SDĐP).
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận nhuận nhằm cung cấp thông tin về sản lượng, doanh thu để doanh nghiệp đạt sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí; phạm vi lời - lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí - sản lượng tiêu thụ - doanh thu cũng như phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.
2.1.7.2. Phương pháp xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ của các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định dơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn.
a) Tiếp cận theo phương trình
Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận = 0, nên:
Doanh thu = Biến phí + Định phí
Nếu gọi a là biến phí đơn vị, b là định phí, x là sản lượng, g là giá bán, a% tỷ lệ biến phí, h là hiệu số gộp đơn vị, h% tỷ lệ hiệu số gộp.
Doanh thu = Biến phí + Định phí Định phí Đơn giá bán – Biến phí 1 SP (g a) b Sản lượng hòa vốn = b aX Y Định phí 100% - Tỷ lệ biến phí Doanh thu hòa vốn
= (100% a)
b
Thời gian hòa vốn =
360 ngày Doanh số dự kiến
Sản lượng hòa vốn:
Doanh thu hòa vốn:
c) Đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận
Đồ thị hòa vốn được minh họa như sau:
Hình 6: ĐỒ THỊ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN
Tính theo mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận gX = aX + b + LN0
Sản lượng để đạt lợi nhuận mong muốn:
Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn: Định phí
Số dư đảm phí mỗi sản phẩm Sản lượng hòa vốn =
Định phí Tỷ lệ số dư đảm phí Doanh thu hòa vốn =
n
X Sản lượng hòa vốn Sản lượng
Đường doanh số (Y gx)
Đường tổng chi phí (Y aX b)
Đường chi phí khả biến(Y aX)
Đường định phí (yb)
Tổng chi phí, doanh thu
Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn =
Hiệu số gộp của một sản phẩm Sản lượng để đạt lợi
nhuận mong muốn
Sản lượng để đạt Lợi nhuận mong muốn
= x Đơn giá bán
Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn
Đồ thị lợi nhuận
Hình 7: ĐỒ THỊ LỢI NHUẬN
- Nếu sản lượng tiêu thụ x < a: Doanh nghiệp bị lỗ - Nếu sản lượng tiêu thụ x = a: Doanh nghiệp hòa vốn - Nếu sản lượng tiêu thụ x > a: Doanh nghiệp đạt lợi nhuận
2.1.7.3. Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn
a)Khái niệm
Doanh thu an toàn được định nghĩa là khoản doanh thu vượt quá doanh thu hòa vốn. Doanh thu an toàn có thể đo lường bằng chênh lệch giữa doanh thu ước tính với doanh thu hòa vốn hoặc chênh lệch doanh thu thực tế với doanh thu hòa vốn.
Tỷ lệ doanh thu an toàn là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tương đối giữa doanh thu an toàn với doanh thu.
b)Công thức
Doanh thu an toàn = Doanh thu – Doanh thu hòa vốn
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
Từ công thức trên ta thấy doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận trong kinh doanh phải đảm bảo có số dư an toàn, tức là doanh thu bán hàng đạt được phải lớn hơn doanh thu hòa vốn và tỷ lệ số dư an toàn càng lớn thì lợi nhuận đạt được càng cao.
Giới hạn an toàn là số hàng hóa bán nằm trong dự án vượt quá mức số hàng hóa bán tại điểm hòa vốn.
Doanh thu an toàn
* 100 % Tổng doanh thu
Điểm hòa
vốn -b
Đường lợi nhuận y = (g – a) - b
Khối lượng sản phẩm x
Sản lượng bán – Sản lượng bán tại điểm hòa vốn = Giới hạn an toàn
Tuy nhiên, số dư an toàn của các doanh nghiệp sẽ rất khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có kết cấu chi phí kinh doanh và kết cấu nhóm hàng (mặt hàng) kinh doanh là những nhân tố quan trọng cần được phân tích,… Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và số dư an toàn thấp hơn.
2.1.7.4. Phân tích ảnh hưởng kết cấu mặt hàng và giá bán đến điểm hòa vốn
Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng
Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng trên tổng doanh thu của doanh ngiệp.
Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau mà tỷ trọng của các mặt hàng đó biến động giữa các kỳ phân tích thì điểm bán hòa vốn cũng sẽ thay đổi. Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ mang lại lợi nhuận tối đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận. Cụ thể như sau:
Khi gia tăng những mặt hàng có kết cấu lớn thì: - Doanh thu hòa vốn giảm.
- Tỷ lệ doanh thu an toàn tăng. - Lợi nhuận tăng.
Khi giảm mặt hàng có kết cấu lớn thì: - Doanh thu hòa vốn tăng.
- Tỷ lệ doanh thu an toàn giảm. - Lợi nhuận giảm.
Ảnh hưởng của giá bán:
-Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi. Trong điều kiện đơn giá bán thay đổi, khối lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?
-Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện đơn giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự
kiến, khi giá bán thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó.
-Nếu muốn có lãi khi bán với giá bán đã xác định thì khối lượng bán phải lớn hơn khối lượng bán ở điểm hòa vốn, nếu không sẽ bị lỗ.
-Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở mức năng lực sản xuất tối đa thì chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm thấp nhất, do định phí phân bổ cho từng đơn vị thấp nhất, nên ở mức này doanh nghiệp thu được lợi cao nhất, nếu giá bán không đổi ở tất cả các mức tiêu thụ.