Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cac tổ hợp ngô lai

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 74 - 81)

4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cac tổ hợp ngô lai

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng và đ−ợc quyết định bởi các yếu tố cấu thành năng suất nh− tỷ lệ bắp hữu hiệu, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, trọng l−ợng 1000 hạt,…. Các yếu tố cấu thành năng suất phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện thời tiết, hí hậu, đất đai, biện pháp chăm sóc,… Trong chọn giống việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất là những đặc tính liên

quan tới năng suất; từ đó giúp cho các nhà chọn tạo giống nhìn nhận một cách chính xác −u, nh−ợc điểm của các giống, để áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của giống. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đ−ợc thể hiện qua các bảng 4.10 và hình 4.7.

Tỷ lệ bắp hữu hiệu là những bắp cho thu hoạch có mật độ hạt dày, chiều dài đóng bắp lớn hơn 1/3 chiều dài bắp. Tỷ lệ bắp hữu hiệu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào giống, mật độ trồng và kỹ thuật chăm sóc. Trong phạm vi đề tài chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ bắp hữu hiệu trên cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm trong hai vụ Thu Đông 2006 và vụ Xuân 2007. Qua kết quả các bảng và đồ thị cho thấy: Tỷ lệ bắp hữu hiệu trên cây biến động trong khoảng 0,98 – 1,01 bắp/cây (vụ Thu Đông) và 0,98 - 1,03 bắp/cây (vụ Xuân). Các tổ hợp lai có tỷ lệ bắp hữu hiệu cao trong cả hai thời vụ là NN1-7, NN1-10, NN1-15, NN1-17 đạt từ 1,00 – 1,03 bắp/cây t−ơng đ−ơng so với giống đối chứng (1,00 – 1,01 bắp/cây), tổ hợp có tỷ lệ bắp hữu hiệu thấp nhất là NN1-9, NN1-3-1 (0,98 bắp/cây); trong khi đó giống đối chứng tỷ lệ bắp hữu hiệu đạt 1 - 1,01 bắp/cây.

Bảng 4.10: Năng suất và các yếu tổ cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Năng suất thực thu 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 NN1- 4 NN1- 7 NN1- 8 NN1- 9 NN1- 10 NN1- 15 NN1- 17 NN1- 3-1 NN1- 3-3 Tổ hợp lai (T /h a) Vụ Thu Đụng Vụ Xuõn

Hình 4.7: Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Số hàng hạt/bắp phụ thuộc chủ yếu vào đ−ờng kính bắp, kích th−ớc bắp sự biến động số hàng hạt với cùng một giống là không nhiều. Số hàng hạt nhiều hay ít đều liên quan trực tiếp đến năng suất ngô. Qua các bảng cho thấy các tổ hợp ngô lai khác nhau số hàng hạt/bắp cũng khác nhau dao động từ 12,3 – 14,6 hàng/bắp (vụ Thu Đông) và từ 12,3 – 14,5 hàng/bắp (vụ Xuân) t−ơng đ−ơng với số hàng/bắp của giống đối chứng. Tổ hợp lai có số hàng/bắp cao nhất là NN1-15 (14,5 – 14,6 hàng/bắp), tổ hợp có số hàng/bắp thấp nhất là NN1-7 (12,2 – 12,3 hàng/bắp); trong khi đó giống đối chứng có số hàng/bắp từ 12,3 – 13,3 hàng/bắp. Kết quả theo dõi cũng cho thấy trong cùng một giống trồng trong các thời vụ khác nhau sự chênh lệch về số hàng/bắp không lớn.

Tỷ lệ hạt/bắp phản ánh mức độ phủ lõi của hạt và ảnh h−ởng đến năng suất hạt khi thu hoạch. Tỷ lệ hạt/bắp trong các thí nghiệm biến động khá lớn từ 71,9 – 79,3% (vụ Thu Đông) và 70,2 – 80,5% (vụ Xuân). ở vụ Thu Đông các tổ hợp ngô lai có tỷ lệ hạt/bắp cao là NN1-4 (79,3%), NN1-7 (76,5%), NN1-17 (76,1%), NN1-3-1 (77,1%), trong khi đó giống đối chứng có tỷ lệ hạt/bắp đạt 80,1%, tổ hợp có tỷ lệ hạt/bắp thấp nhất là NN1-9 (71,9%). Còn ở

vụ Xuân các tổ hợp có tỷ lệ hat/bắp cao là NN1-4 (80,0%), NN1-7 (78%), NN1-15 (78,7%), NN1-17(80,5%) t−ơng đ−ơng so với giống đối chứng LVN4 (80,2%), tổ hợp có tỷ lệ hạt/bắp thấp nhất là NN1-9 đạt 72,5%.

Trong cả hai thời vụ, một số tổ hợp ngô lai có tỷ lệ hạt/bắp t−ơng đ−ơng hoặc bằng tỷ lệ hạt/bắp của giống đối chứng là NN1-4, NN1-7, NN1-15, NN1-17 và tổ hợp có tỷ lệ thấp nhất là NN1-9.

Số hạt/hàng phụ thuộc vào chiều dài đóng hạt và kích th−ớc hạt. Số hạt/hàng của các tổ hợp lai khác nhau là khác nhau dao động trong khoảng 31,6 – 40 hạt/hàng (vụ Thu Đông) và từ 31,6 – 40,6 hạt/hàng (vụ Xuân). Mặt khác, với cùng một THL trồng trong các thời vụ khác nhau số hạt/hàng cũng khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch đó không quá lớn. Trong cả hai thời vụ trồng tổ hợp NN1-7 có số hạt/hàng lớn nhất dao động từ 40 – 40,6 hạt/hàng, các tổ hợp lai có số hạt/hàng thấp là NN1-3-1, NN1-3-3 dao động từ 31,6 – 31,8 hạt/hàng; trong khi đó giống đối chứng LVN4 có số hạt/ hàng trong khoảng từ 38,9 – 39,7 hạt/hàng.

Khối l−ợng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất ngô. Khối l−ợng 1000 hạt phụ thuộc vào giống, các giống khác nhau khối l−ợng 1000 hạt cũng khác nhau. Khối l−ợng 1000 hạt có quan hệ chặt chẽ với số hàng/bắp, số hạt/hàng, chiều dài đóng hạt. Qua kết quả theo dõi trọng l−ợng 1000 hạt của các tổ hợp ngô lai dao động trong khoảng 325,0 – 343,3g (vụ Thu Đông) và 327 – 348,5g (vụ Xuân). Bên cạnh đó, trong cùng một tổ hợp trồng trong các thời vụ khác nhau khối l−ợng 1000 hạt cũng khác nhau. Các tổ hợp ngô lai trong vụ Xuân có khối l−ợng 1000 hạt lớn hơn so với các tổ hợp trồng trong vụ Thu Đông. Trong cả hai vụ trồng tổ hợp NN1-7 có khối l−ợng 1000 hạt cao nhất đạt 343,3g (vụ Thu Đông) và 348,5g (vụ Xuân); Trong khi đó giống LVN4 đối chứng khối l−ợng 1000 hạt đạt 376,7 – 347,0g. Nh− vậy, khối l−ợng 1000 hạt của hầu hết các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đều đạt ở mức t−ơng đ−ơng với giống đối chứng – là dấu hiệu cho thấy tiềm năng năng suất của các tổ hợp ngô lai cao.

Năng suất của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm: Trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng suất có thể tính đ−ợc năng suất của các tổ hợp ngô lai. Tuy nhiên, năng suất của các tổ hợp ngô lai chỉ đ−ợc đánh giá trên cơ sở lý thuyết, còn năng suất thực tế trên đồng ruộng phụ thuộc vào các yếu tố khác. Do đó, để đánh giá một cách khách quan về năng suất của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm cần quan tâm đến năng suất lý thuyết và năng suất thực tế trên đồng ruộng (năng suất thực thu). Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đ−ợc trình bày cụ thể qua bảng 4.10 và hình 4.7.

Năng suất lý thuyết của các tổ hợp ngô lai là chỉ tiêu quan trọng cho biết tiềm năng năng suất ngô. Qua các bảng và đồ thị cho thấy năng suất lý thuyết của các tổ hợp lai dao động lớn: trong vụ Thu Đông năng suất lý thuyết dao động từ 83,13 – 99,13 tạ/ha và tổ hợp có năng suất lý thuyết cao nhất là NN1- 15 đạt 99,13 tạ/ha, tổ hợp có năng suất lý thuyết thấp nhất là NN1-9 chỉ đạt 83,13 tạ/ha; trong khi đó giống đối chứng LVN4 năng suất lý thuyết đạt 102,7 tạ/ha. Còn trong vụ Xuân năng suất lý thuyết của các tổ hợp ngô lai dao động trong khoảng 79,62 – 104,4 tạ/ha. Tổ hợp lai có năng suất lý thuyết cao nhất là NN1-15 đạt 104,4 tạ/ha t−ơng đ−ơng so với giống đối chứng, tổ hợp có năng suất lý thuyết thấp nhất là NN1-3-1 đạt 79,62 tạ/ha; trong khi đó giống đối chứng đạt 105,4 tạ/ha. Trong các thí nghiệm khác nhau nhìn chung các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết thấp hơn so với giống LVN4 đối chứng; Tuy nhiên một số tổ hợp ngô lai có năng suất lý thuyết t−ơng đ−ơng với năng suất lý thuyết của giống đối chứng đó là NN1- 15, NN1-7. Trong cùng một giống các tổ hợp ngô lai trồng trong điều kiện vụ Xuân có năng suất lý thuyết cao hơn các tổ hợp lai trồng trong điều kiện vụ Thu Đông.

Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có sự chênh lệch khá lớn. Trong điều kiện vụ Thu Đông năng suất thực thu của các

tổ hợp ngô lai dao động từ 63,49 – 85,99 tạ/ha. Tổ hợp có năng suất cao nhất là NN1-7 đạt 85,99 tạ/ha t−ơng đ−ơng so với năng suất thực thu của giống đối chứng, ở mức tin cậy 95%, tổ hợp có hợp lai có năng suất thực thu thấp nhất là NN1-3-1 chỉ đạt 63,49 tạ/ha; trong khi đó giống LVN4 đối chứng năng suất thực thu đạt 85,78 tạ/ha. Một số tổ hợp lai có năng suất thực thu cao nh−: NN1-15 (82,56 tạ/ha), NN1-4 (78,04 tạ/ha), NN1-17 (74,37 tạ/ha). Còn trong điều kiện vụ Xuân năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai dao động trong khoảng 65,5 – 86,97 tạ/ha, trong đó tổ hợp có năng suất cao nhất là NN1-15 đạt 86,97 tạ/ha không cao hơn so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%, tổ hợp có năng suất thực thu thấp nhất là NN1-3-1 chỉ đạt 65,5 tạ/ha; trong khi đó giống đối chứng năng suất thực thu đạt 89,2 tạ/ha. Một số tổ hợp đạt năng suất cao nh−: NN1-4, NN1-7, NN1-17 biến động từ 79,8 – 83,15 tạ/ha.

Cùng một tổ hợp lai đ−ợc trồng trong các thời vụ khác nhau, năng suất thực thu cũng khác nhau. Các tổ hợp lai trồng trong điều kiện vụ Xuân đạt năng suất thực thu cao hơn các tổ hợp lai trồng trong điều kiện vụ Thu Đông. Tuy nhiên, một số tổ hợp ngô lai năng suất thực thu chênh lệch không nhiều trong cả hai thời vụ trồng nh− NN1-3-1, NN1-8, NN1-9, NN1-10.

Rõ ràng rằng, trong một thời vụ trồng các tổ hợp ngô lai khác nhau, năng suất thực thu khác nhau, sự chênh lệch về năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai là khá lớn. Các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đều có năng suất thấp hơn so với năng suất của giống đối chứng, tổ hợp có năng suất thấp nhất là NN1-3-1, tổ hợp có năng suất cao nhất là NN1-15 và t−ơng đ−ơng vớ đối chứng ở mức tin cậy 95%. Ngoài ra, một số tổ hợp nh− NN1-4, NN1-7, NN1- 17 có năng suất thực thu cao. Đồng thời cùng một tổ hợp lai trồng trong các thời vụ khác nhau cho năng suất thực thu khác nhau, các tổ hợp lai trồng trong điều kiện vụ Xuân cho năng suất thực thu cao hơn các tổ hợp trồng trong vụ Thu Đông.

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)