Khảo nghiệm và đánh giá một số giống ngô lai mới

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 30 - 35)

2. TổNG QUAN TàI LIệU

2.5.Khảo nghiệm và đánh giá một số giống ngô lai mới

Giống cây trồng là một nhân tố quyết định năng suất, chất l−ợng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp (575 giống cây trồng nông nghiệp mới, 2005) [2]. Giống tốt và hạt giống đạt tiêu chuẩn chất l−ợng có thể tăng năng suất từ 10 – 30% và có thể hơn thế nữa. Với tính chất quan trọng của giống đối với sản xuất nên giống mới sau khi chọn tạo, cần phải thông qua công tác khảo sát, đánh giá nhằm xác định khả năng thích ứng của giống, tr−ớc khi đ−a vào sản xuất đại trà.

Mục đích của công tác so sánh và khảo nghiệm giống nhằm phân tích đánh giá khả năng sinh tr−ởng, phát triển, khả năng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau cũng nh− khả năng chống chịu sâu bệnh. Đồng thời công tác này cũng góp phần bổ sung, hoàn thiện quy trình trồng trọt tr−ớc khi đ−a giống vào sản xuất đại trà.

Việt Nam trong những năm gần đây đã có những thành tựu đáng kể về ngô lai. Năng suất chất l−ợng các giống ngô lai không thua kém các giống của các công ty n−ớc ngoài. Mặt khác, chúng ta có lợi thế hơn khi các giống ngô

lai quy −ớc không thua kém về năng suất cũng nh− phẩm chất hạt giống của các công ty n−ớc ngoài; Đồng thời giá thành hạt giống của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá thành hạt giống của các công ty n−ớc ngoài. Để ngày càng đáp ứng đ−ợc nhu cầu trong n−ớc và xuất khẩu ngô giống cũng nh− ngô th−ơng phẩm thì công tác chọn tạo giống, khảo nghiệm, đánh giá giống rất quan trọng và đ−ợc tiến hành th−ờng xuyên nhằm mục đích chọn tạo ra những giống phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Theo tài liệu dẫn của Võ Văn Thắng (2005) [32], tác giả Bùi Phúc Khánh và cộng sự (1993), đã tiến hành khảo nghiệm các giống ngô trong vùng Đông tại Vĩnh Phúc và đ−a ra kết luận: Nên đ−a các giống ngô lai vào sản xuất đại trà nh− giống P11 vừa có năng suất ổn định, trung ngày, phạm vi thích ứng rộng. Tiến hành thử nghiệm sản xuất với các giống LVN12, LVN11, LVN6, VN1. Để ngô đông có năng suất cao thì nhóm chín muộn nên trồng tr−ớc 15/9, nhóm chín trung bình nên trồng tr−ớc 20/9.

Tác giả Phùng Quốc Tuấn và Nguyễn Thế Hùng (1995) [17], đã tiến hành khảo nghiệm các giống vụ Xuân tại Gia Lâm – Hà Nội, các giống sinh tr−ởng phát triển tốt đạt năng suất khá cao, ổn định. Các giống LVN10, LVN20, LVN18, ĐK888 có thời gian sinh tr−ởng thuộc nhóm chín trung bình (120 – 130 ngày), năng suất cao, thích hợp cho cơ cấu luân canh vụ Xuân vùng đồng bằng Bắc bộ.

Kết quả khảo nghiệm quốc gia năm 1996 – 1997 theo Nguyễn Tiên Phong và cộng sự (1997) [19] kết luận: Tại các điểm trong mạng l−ới khảo nghiệm ngô ở phía Bắc đã xác định đ−ợc hai giống ngô lai chín sớm số 2 và LVN25, năm giống ngô lai chín sớm trung bình: VN2151, LVB4, LVN17, B9681 và số 10, một số giống ngô lai chín muộn LVN9. Đây là những giống có triển vọng, năng suất cao ổn định, ít sâu bệnh, cần đ−ợc mở rộng sản xuất trong các vùng sinh thái khác nhau.

Năm 2003, tại các tỉnh phía Bắc đã tiến hành khảo nghiệm 54 giống và đ−a ra kết luận: Các giống LVN35, DK5253, DK414, DK171, NMH2002, CPA888 là các giống thuộc nhóm chín trung bình, là những giống đã qua khảo nghiệm 2 – 5 vụ có triển vọng. Các giống có triển vọng sau 1 vụ: SX2010, SC16161, SC1617, SC65, SC1614, NK66, 30D55 đ−ợc đánh giá là những giống sinh tr−ởng phát triển khá, dạng hình đẹp, năng suất cao.

Tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đã tiến hành khảo nghiệm 59 giống và kết luận một số giống nh− A8864, NK46, T9, T5, DK171, 30P95, 30A65, SC7114 là các giống thuộc nhóm chín trung ngày có triển vọng, với năng suất cao và khả năng chống chịu khá (Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồng 2003) [8].

Theo TS. Phạm Thị Tài năm 2004 tại các tỉnh phía Bắc đã tiến hành khảo nghiệm 58 giống ngô lai mới, trong đó các giống khảo nghiệm 3 vụ có triển vọng là SX2010, SC16161, SC1614, NT6650 với năng suất cao (5 – 7 tấn/ha) và ổn định, khả năng chống chịu ở mức khá. Các giống qua khảo nghiệm 1 - 2 vụ có triển vọng là DB5, LVN145, CN4, NHM117 năng suất đạt 6 – 7 tấn/ha.

Vụ Xuân 2005, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 34 giống ngô lai tại khu vực phía Bắc và chọn ra đ−ợc một số giống có triển vọng là: LVN184, LVN145, HK4, VX2546 (nhóm chín sớm),…SC164, ĐP5 (nhóm chín trung bình),….

Tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vụ Đông xuân 2004 – 2005 đã tiến hành khảo nghiệm 50 giống mới, trong đó có 38 giống ngô lai trong và ngoài n−ớc. Kết quả là 4 giống: SC164, SX2010, HQ2004, NT6650 đã đ−ợc khảo nghiệm 3 – 4 vụ có triển vọng, năng suất đạt cao đạt 7,5 – 8,5 tấn/ha, cần tiếp tục khảo nghiệm thêm 1 – 2 vụ để có thể nhanh chóng đ−a vào sản xuất.

Trong tập đoàn giống ngô lai mang khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, đã hình thành nhiều giống ngô tốt phục vụ sản xuất đem lại

năng suất chất l−ợng cao nh−: LVN4, LVN23, LVN24, LVN10, LVN9, LVN99, VN98, LVN25, LVN20, T9, B9999, CPDK888, HQ2000,…

Theo tài liệu dẫn của nguyễn Hồng Hạnh [14], trong giai đoạn 2001 – 2005, Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận chính thức 25 giống ngô lai: LVN24, LNS222, VN25-99, HQ2000, VN8960, LVN22, LVN9, B9698, DK5252, CP989, NK54, NK4300, DK414, MX2, MX4, Pac.963, CPA88, NK46, B9999, C191, DKGold. Công nhận tạm thời 10 giống nh−: LVN98, LCH9, LVN45, LVN145, V2002, B9797, T9, T7, NMH2ô2, CP3Q; Các giống này đều có tiềm năng năng suất từ 5 – 8 tấn/ha, khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh t−ơng đối tốt.

Giống ngô lai LVN4 là giống lai đơn do tác giả Trần Hồng Uy, Phan Xuân Hào và CS tạo ra và đ−ợc khu vực hoá 1/1998. Giống LVN4 thuộc nhóm chín trung bình ở phía Bắc, năng suất đạt 5 – 7 tấn/ha, chịu hạn khá, chịu rét tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ. Có thể trồng ở các vụ của miền Bắc và miền Trung, đặc biệt vụ Đông trên đất 2 lúa ở miền Bắc.

Giống ngô lai LVN22 do Viện nghiên cứu ngô tạo ra và đ−ợc khu vực hoá năm 2002. Giống LVN22 là giống ngô lai đơn, thuộc nhóm chín trung bình, năng suất trung bình 5 – 5,5 tấn/ha thâm canh tốt có thể đạt 8 tấn/ha, khả năng chống đổ khá, ít nhiễm sâu bệnh. Giống LVN22 thích ứng rộng, có thể trồng ở các vùng trong các vụ trên cả n−ớc.

Giống ngô lai đơn V98-1 là giống ngô lai đơn do các tác giả Phạm Thị Rịnh, Trần Kim Đính, Nguyễn Thế Hùng, Trần Thị ánh Nguyệt, Nguyễn Canh Vinh, Phan Th−ợng Trinh thuộc Viện Khoa học kỹ thuật và Nông nghiệp miền Nam lai tạo đ−ợc công nhận và khu vực hoá ở phía Nam 8/2002. Giống V98-1 có thời gian sinh tr−ởng ở phía Nam 90 – 92 ngày, năng suất bình quân đạt 71 tạ/ha, chịu thâm canh tốt, ít nhiễm sâu bệnh, tiềm năng năng suất cao, hạt bán răng ngựa, màu vàng cam, hợp thị hiếu ng−ời tiêu dùng, chủ động sản xuất hạt giống.

Giống ngô lai VN25-29 là giống ngô lai đơn do tác giả La Đức Vực, Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc thuộc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp H−ng Lộc lai tạo đã đ−ợc công nhận và khu vực hoá ở phía Nam 8/2002. Giống VN25-29 có thời gian sinh tr−ởng ở phía Nam 93 – 98 ngày, năng suất trung bình đạt 62,3 – 72,98 tạ/ha, chịu thâm canh, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất cao, ổn định, phù hợp với điều kiện sinh thái ở phía Nam, chủ động sản xuất hạt giống trong n−ớc [41].

Giống PAC963 là giống ngô lai đơn của Công ty Pacific (Thái Lan) do Công ty Giống cây trồng Miền Nam nhập, đ−ợc công nhận và khu vực hoá 8/2002. Giống PAC963 có thời gian sinh tr−ởng 90 – 93 ngày (phía Nam), 108 – 115 ngày (phía Bắc); Năng suất bình quân ở phía Bắc đạt 58,7 tạ/ha, có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, khả năng thích ứng rộng.

Giống ngô lai B9999 là giống ngô lai đơn của Xí nghiệp sản xuất hạt giống lai Bioseed lai tạo tại Việt Nam đ−ợc công nhận và khu vực hoá ở miền Đông Nam Bộ 8/2002. Giống B9999 là giống ngô lai thuộc nhóm chín trung bình, năng suất bình quân đạt 70 – 90 tạ/ha, có độ đồng đều cao, hình dạng gọn, chịu thâm canh, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất khá cao và ổn định, thích ứng rộng [41].

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 30 - 35)