Giai đoạn chín

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 46 - 47)

4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

4.1.3.Giai đoạn chín

Sau quá trình thụ phấn thụ tinh hạt ngô đ−ợc hình thành và bắt đầu tích luỹ chất khô, ở thời kỳ này có sự vận chuyển các chất dinh d−ỡng từ thân, lá và các bộ phận khác của cây ngô về bắp; Từ đó quyết định đến năng suất, phẩm chất hạt khi thu hoạch. Quá trình chín sinh lý biểu hiện khi chân hạt có chấm đen, lúc này chúng ta có thể thu hoạch và tính tổng thời gian sinh tr−ởng của cây ngô.

Qua theo dõi cho thấy thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp ngô lai khác nhau trồng trong cùng thời vụ là khác nhau và trong các thời vụ trồng khác nhau thời gian sinh tr−ởng của một tổ hợp lai cũng khác nhau. Các tổ hợp ngô lai trồng trong vụ Thu Đông có tổng thời gian sinh tr−ởng dao động 96 - 103 ngày ngắn hơn so với tổng thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp ngô lai trồng trong vụ Xuân (119 – 123 ngày). ở vụ Thu Đông tổ hợp có tổng thời gian sinh

tr−ởng ngắn nhất là NN1-17 (96 ngày), NN1-8, NN1-7 (98 ngày), NN1-3-1, NN1-4 (99 ngày); trong khi đó ở vụ Xuân các tổ hợp lal có tổng thời sinh tr−ởng ngắn nhất là NN1-8, NN1-17, NN1-3-1 (119 ngày). Trong mỗi thời vụ trồng các tổ hợp lai đều có thời gian sinh tr−ởng ngắn hơn so với giống LVN4 (đối chứng), tuy nhiên sự chênh lệch này là không quá lớn dao động trong khoảng t− 2 – 7 ngày (vụ Thu Đông) và từ 1 – 4 ngày (vụ Xuân). Vụ Thu Đông tổ hợp lai NN1-17 có tổng thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất, ngắn hơn so với giống LVN4 (đối chứng) 7 ngày; Còn ở vụ Xuân các tổ hợp NN1-8, NN1-17, NN1-3-1 có thời gian sinh tr−ởng ngắn hơn so với giống đối chứng là 4 ngày.

Mặt khác, cùng một tổ hợp lai trồng trong hai thời vụ khác nhau tổng thời gian sinh tr−ởng chênh lệch nhau 20 – 23 ngày. Tổ hợp lai có tổng thời gian sinh tr−ởng chênh lệch lớn nhất là NN1-7, NN1-4 (23 ngày). Có sự chênh lệch này là do thời gian sinh tr−ởng ở giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ tung phấn của một tổ hợp ngô lai trong hai thời vụ trồng có chênh lệch khá lớn.

Rõ ràng rằng, các tổ hợp lai phản ứng với môi tr−ờng ở tính trạng thời gian sinh tr−ởng. Thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp ngô lai ngắn hơn khi gieo trồng ở vụ Thu Đông do nhiệt độ, ẩm độ cao thuận lợi cho quá trình sinh tr−ởng phát triển của cây ngô, đặc biệt là ở thời kỳ mọc mầm. Trong cùng một tổ hợp lai, tổ hợp đ−ợc trồng ở vụ Thu Đông có thời gian sinh tr−ởng ngắn hơn tổng thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp ngô lai trồng trong vụ Xuân. Trong cùng một thời vụ trồng sự chênh lệch về tổng thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp ngô lai không lớn và đều ngắn hơn so với tổng thời gian sinh tr−ởng của giống LVN4 (đối chứng) từ 1 - 7 ngày.

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 46 - 47)