Đặc tr−ng hình thái bắp

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 69 - 72)

4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

4.6. Đặc tr−ng hình thái bắp

Đặc tr−ng hình thái bắp là một chỉ tiêu đ−ợc quan tâm trong sản xuất ngô. Hình thái bắp ngô phụ thuộc vào khả năng sinh tr−ởng, phát triển của các giống ngô qua chiều dài bắp, đ−ờng kính bắp, chiều dài hàng hạt,.... ở từng điều kiện trồng khác nhau và còn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Đặc tr−ng hình thái bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đ−ợc trình bày cụ thể qua bảng 4.8.

Bảng 4.8: Đặc tr−ng hình thái bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Qua bảng cho thấy chiều dài bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 16,7 – 19,7 cm (vụ Thu Đông) và 17,3 – 20,2 cm (vụ Xuân). Trong cả hai vụ trồng các tổ hợp ngô lai có chiều dài bắp nhỏ hơn hoặc t−ơng đ−ơng với chiều dài bắp của giống LVN4 (đối chứng); Các tổ hợp có chiều dài bắp lớn nhất là NN1-7, NN1-10, NN1-15 đạt từ 18,3 – 18,7 cm (vụ Thu Đông) và các tổ hợp NN1-4, NN1-7, NN1-8, NN1-15 có chiều dài bắp đạt 18,6 – 19,4 cm; Trong khi đó giống LVN4 (đối chứng) có chiều dài bắp đạt từ 19,7 – 20,2 cm. Trong hai thời vụ trồng khác nhau chiều dài bắp của một tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm cũng có sự chênh lệch, chiều dài bắp của các tổ hợp ngô lai trồng trong vụ Xuân dài hơn so với chiều dài bắp của các tổ hợp ngô lai trồng trong vụ Thu Đông; Tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn.

Về chỉ tiêu đ−ờng kính bắp: Các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm trong cả hai vụ trồng không có sự chênh lệch lớn và t−ơng đ−ơng với đ−ờng kính bắp của giống LVN4 (đối chứng). Cụ thể ở vụ Thu Đông đ−ờng kính bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 4,4 – 4,9 cm; trong khi đó giống đối chứng có đ−ờng kính bắp là 4,8 cm; Còn ở vụ Xuân đ−ờng kính bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm từ 4,7 – 5,8cm. Tổ hợp NN1-7 có đ−ờng kính bắp lớn nhất (5,8cm) t−ơng đ−ơng với đ−ờng kính bắp của giống đối chứng (5,6 cm).

Chiều dài hàng hạt chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi tr−ờng, những tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh nh− nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng trong quá trình thụ phấn thụ tinh, quyết định tỷ lệ bắp đuôi chuột. Ngoài ra, các yếu tố nh− góc độ lá, chiều cao đóng bắp cũng có tác động lớn đến sự hình thành bắp đuôi chuột. Từ kết quả theo dõi cho thấy các tổ hợp ngô lai khác nhau có chiều dài hàng hạt khác nhau, dao động 12,6 – 15,9 cm (vụ Thu Đông) và 12,6 – 16,6 cm (vụ Xuân). Các tổ hợp lai trồng ở vụ Thu Đông có chiều dài hàng hạt thấp nhất là NN1-3-1 (12,6 cm), NN1-17 (12,7cm), các tổ hợp có chiều dài hàng hạt dài nhất là NN1-8 (15,9cm); trong khi đó giống

LVN4 (đối chứng) có chiều dài hàng hạt là 14,7cm. Các tổ hợp lai trồng ở vụ Xuân có chiều dài hàng hạt thấp nhất là NN1-3-1 (12,6 cm), NN1-3-3 (13,7 cm), tổ hợp lai có chiều dài hàng hạt dài nhất là NN1-15 (16,6 cm) trong khi đó giống đối chứng có chiều dài hàng hạt đạt 16,4 cm.

Tỷ lệ hạt kín bắp là chỉ tiêu đánh giá sau khi thu hoạch. Căn cứ vào độ đồng đều, độ chắc mẩy, độ đầy của hạt để tiến hành đánh giá tỷ lệ bắp kín hạt của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm, đã thu đ−ợc kết quả cụ thể nh− sau: Hầu hết các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm trong cả hai thời vụ tỷ lệ bắp kín hạt đều cao dao động từ 92 – 98% (vụ Thu Đông) và từ 93 – 99% (vụ Xuân) t−ơng đ−ơng so với giống LVN4 (đối chứng) tỷ lệ hạt kín bắp đạt 99,2 – 100%.

Màu sắc và dạng hạt là các chỉ tiêu liên quan đến sở thích ng−ời tiêu dùng. Mặc dù đây chỉ là chỉ tiêu thẩm mỹ nh−ng cũng rất quan trọng đối với các nhà chọn giống. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có màu vàng, vàng cam hoặc vàng đậm và dạng hạt chủ yếu là hạt răng ngựa và bán răng ngựa.

Nh− vậy, trong mỗi vụ trồng khác nhau thì trạng thái bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm là khác nhau, hầu hết trạng thái bắp của các tổ hợp lai đạt t−ơng đ−ơng với giống LVN4 (đối chứng). Đồng thời trong cùng một giống đ−ợc trồng trong hai thời vụ khác nhau, các chỉ tiêu phản ánh trạng thái bắp của các tổ hợp ngô lai trồng trong điều kiện vụ Xuân đều lớn hơn các tổ hợp ngô lai trồng trong điều kiện vụ Thu Đông. Các tính trạng màu sắc, dạng hạt của các tổ hợp ngô lai không thay đổi trong các thời vụ trồng khác nhau.

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 69 - 72)