Giai đoạn từ gieo đến mọc

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 41 - 43)

4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc

Giai đoạn từ gieo đến mọc của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm có vai trò rất quan trọng, quyết định số l−ợng, chất l−ợng cây con; Đồng thời ảnh h−ởng gián tiếp đến năng suất ngô sau này. Giai đoạn này phụ thuộc vào chất l−ợng hạt giống, kỹ thuật canh tác, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh,…. Để đảm bảo đủ n−ớc đủ n−ớc cho hạt nảy mầm, độ ẩm đất thích hợp trong khoảng 60 – 70% độ ẩm t−ơng đối, nhiệt độ thích hợp 25 – 30oC, phải chú ý tiêu n−ớc cho ngô vào mùa m−a.

Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh tr−ởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Qua bảng cho thấy, các tổ hợp ngô lai khác nhau trồng trong cùng một thời vụ, thời gian từ gieo đến mọc khác nhau, nh−ng sự khác nhau giữa các tổ hợp là không lớn. Cụ thể ở vụ Thu Đông thời gian từ gieo đến mọc của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 4 -5 ngày, tổ hợp có thời gian mọc dài nhất là NN1-3-1 bằng thời gian mọc của giống đối chứng LVN4 (5 ngày); Còn ở vụ Xuân thời gian từ gieo đến mọc của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 11 – 13 ngày, tổ hợp có thời gian mọc dài nhất cũng là NN1-3-1 (13 ngày).

Kết quả theo dõi cũng cho thấy, thời gian từ gieo đến mọc của cùng một tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đ−ợc trồng trong hai thời vụ khác nhau có sự chênh lệch khá lớn, cách nhau 7 – 8 ngày. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do nền nhiệt độ môi tr−ờng của hai thời vụ trồng khác nhau. Trong vụ Thu Đông chúng tôi tiến hành gieo vào cuối tháng 7/2006, thời gian này nhiệt độ nhiệt độ t−ơng đối cao trung bình 28 – 30oC, m−a ít, ẩm độ không khí 72% là điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm; Do đó, các tổ hợp ngô lai mọc t−ơng đối đồng đều và tỷ lệ nảy mầm cao. Trong khi đó ở vụ Xuân chúng tôi tiến hành gieo vào giữa tháng 2/2007, lúc này nhiệt độ t−ơng đối thấp trung bình 21 – 23oC, ẩm độ không khí 80%, nh−ng không có m−a gây ảnh h−ởng tới quá trình hút n−ớc của hạt, hạt không hút đủ l−ợng n−ớc cần thiết để nảy mầm; nên thời gian mọc của tổ hợp trồng trong vụ Xuân kéo dài.

Nhìn chung, do điều kiện thời tiết khí hậu vụ Thu Đông trong thời gian từ gieo đến mọc của các tổ hợp ngô lai thuận lợi hơn điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân. Do đó, thời gian mọc mầm của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm ở vụ Thu Đông ngắn hơn và t−ơng đối đồng đều so với thời gian mọc mầm của các tổ hợp lai trồng trong vụ Xuân.

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)