Đặc tr−ng hình thái của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 63 - 67)

4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

4.4. Đặc tr−ng hình thái của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Sự sinh tr−ởng, phát triển của các tổ hợp lai đ−ợc phản ánh qua các chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp, thế cây,…. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện khí hậu đất đai và kỹ thuật canh tác. Đặc tr−ng hình thái cây thể hiện khả năng sinh tr−ởng của các tổ hợp ngô lai tốt hay xấu, cho năng suất cao hay thấp. Mỗi tổ hợp ngô lai khác nhau có đặc tr−ng hình thái khác nhau, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất ngô.

Chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp là hai chỉ tiêu quan trọng th−ờng sử dụng để đánh giá một dòng, một giống. Các kết quả về dặc tr−ng hình thái của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông và vụ Xuân đ−ợc thể hiện qua các bảng 4.6.

Bảng 4.6: Các đặc tr−ng hình thái của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Bảng ngang 4.6

Qua bảng 4.6 cho thấy:

* ở vụ Thu Đông các tổ hợp ngô lai khác nhau có chiều cao cây cuối cùng khác nhau dao động 165,8 – 194,6 cm; Trong đó tổ hợp NN1-10 có chiều cao cây cuối cùng cao nhất (194,6 cm) và cao hơn so với chiều cao cây cuối cùng của giống đối chứng LVN4 (187,7 cm), tổ hợp có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất là NN1-9 (165,8 cm); Các tổ hợp NN1-4, NN1-7, NN1-15, NN1-8 có chiều cao cuối cùng t−ơng đ−ơng so với giống đối chứng đạt từ 180,4 – 186,7 cm ở mức ý nghĩa 95%. Các tổ hợp lai có chiều cao cây khá đồng đều, hệ số biến động trong khoảng 3,5 - 10,8%.

* ở vụ Xuân chiều cao cây cuối cùng biến động trong khoảng 161,8 – 195,3 cm. Tổ hợp có chiều cao cây cuối cùng cao nhất là NN1-10 (195,3 cm), cao hơn so với chiều cao cây cuối cùng của giống đối chứng (188,8 cm), tổ hợp có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất là NN1-9 (161,8 cm) thấp hơn so với đối chứng 27 cm. Các tổ hợp NN1-4, NN1-7, NN1-8, NN1-15 có chiều cao cây cuối cùng t−ơng đ−ơng so với giống LVN4 (đối chứng) đạt từ 185,5 – 192,5 cm; trong khi đó đối chứng có chiều cao cây cuối cùng đạt 188,8 cm. Các tổ hợp lai đều có chiều cao cây khá đồng đều với hệ số biến động từ 3,4 -11,1%.

* Chiều cao đóng bắp liên quan đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và ảnh h−ởng đến năng suất. Chiều cao đóng bắp cao giúp cây ngô dễ nhận phấn, quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra dễ dàng, chất dinh d−ỡng đ−ợc tích luỹ nhiều tạo điều kiện để tăng năng suất. Song nếu chiều cao đóng bắp quá cao sẽ làm cây ngô dễ đổ gãy và ng−ợc lại nếu chiều cao đóng quá thấp cây ngô dễ bị nhiễm sâu bệnh, chuột hại, quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn. Thông th−ờng chiều cao đóng bắp tối −u cho cây ngô bằng một nửa chiều cao thân.

ở vụ Thu Đông các tổ hợp ngô lai có chiều cao đóng bắp dao động trong khoảng 65,0 – 86,3 cm, Tổ hợp có chiều cao đóng bắp cao nhất là NN1-9 (86,3 cm) cao hơn so với đối chứng, tổ hợp có chiều cao đóng bắp thấp nhất là

NN1-17 đạt 65,0 cm thấp hơn so với giống đối chứng 14,9 cm, các tổ hợp ngô lai còn lại có chiều cao đóng bắp bằng hoặc t−ơng đ−ơng so với đối chứng đạt từ 79,9 – 80,2 cm; giống đối chứng LVN4 có chiều cao đóng bắp 79,9 cm.

ở vụ Xuân 2007, các tổ hợp ngô lai có chiều cao đóng bắp da động từ 64,9 – 88,8 cm. Tổ hợp lai có chiều cao đóng bắp thấp nhất là NN1-3-3 đạt 64,9 cm. Các tổ hợp lai nh− NN1-4, NN1-7, NN1-9, NN1-10, NN1-15 có chiều cao đóng bắp cao hơn so với chiều cao đóng bắp của giống đối chứng đạt từ 80,3 – 88,8 cm; trong khi đó chiều cao đóng bắp của giống đối chứng chỉ đạt 75,8 cm.

* Vị trí đóng bắp là tỷ lệ phần trăm giữa chiều cao đóng bắp và chiều cao cây cuối cùng của một giống. các giống khác nhau vị trí đóng bắp khác nhau. Vị trí đóng bắp ngoài ảnh h−ởng của giống, còn chịu ảnh h−ởng của điều kiện thời tiết khí hậu, trong điều kiện nhiệt độ cao, dinh d−ỡng đầy đủ, cây sinh tr−ởng tốt cây trồng sẽ có vị trí đóng bắp thuận lợi. Đồng thời, trong cùng một giống vị trí đóng bắp của các giống đồng đều thì khả năng cơ giới hoá khâu thu hoạch càng thuận lợi. Theo các kết quả nghiên cứu, vị trí đóng bắp phù hợp khoảng 45 – 60% chiều cao cây. Vị trí đóng bắp quá cao hoặc quá thấp đều ảnh h−ởng không tốt đến năng suất của ngô. Qua kết quả theo dõi cho thấy các tổ hợp ngô lai khác nhau vị trí đóng bắp cũng khác nhau dao động từ 36,3 – 48,2% (vụ Thu Đông) và từ 38,4 – 50% (vụ Xuân). Với cùng một giống đ−ợc trồng trong các thời vụ khác nhau, sự chênh lệch về vị trí đóng bắp của các tổ hợp ngô lai không lớn. Nh− vậy, kết quả theo dõi cho thấy vị trí đóng bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm là phù hợp với các kết quả nghiên cứu. Vị trí đóng bắp của cùng một THL trồng trong các vụ trồng khác nhau là khá đồng đều. Đây là chỉ tiêu giúp cây ngô thụ phấn, thụ tinh tốt, tỷ lệ ngô đổ rễ thấp, dẫn tới tiềm năng năng suất ngô tăng lên. Trong cả hai thời vụ trồng tổ hợp NN1-9 có vị trí đóng bắp cao nhất và cao hơn so với giống LVN4 (đối chứng) lần l−ợt là 48,5% và 50%; tổ hợp có vị trí đóng bắp thấp nhất là

NN1-3-3 (38,4%, 38,7%); trong khi đó giống LVN4 (đối chứng) có vị trí đóng bắp trong hai thời vụ lần l−ợt là 42,9% và 40,1%.

* Thế cây là chỉ tiêu nhằm đánh giá tổng hợp các đặc tr−ng hình thái cây của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm. Để đánh giá chính xác thế cây dựa vào các đặc điểm sau:

- Cây ngô có kết cấu thân hợp lý, góc độ lá với thân nhỏ, lá xanh ít bị khô, giúp cây có khả năng quang hợp tốt, tạo năng suất cao.

- Cây sinh tr−ởng phát triển tốt, đ−ờng kính thân to, ít đổ gãy. - Vị trí đóng bắp phù hợp và đồng đều, bắp có lá bi che phủ kín. - ít nhiễm sâu bệnh và chống chịu tốt với điều kiện khí hậu.

Đề tài đánh giá thế cây dựa theo thang điểm từ 1 – 5 điểm (1: thế cây đẹp, 5: thế cây xấu). Qua kết quả theo dõi cho thấy giông LVN4 có thế cây đạt 2 điểm, các tổ hợp có thế cây đẹp là NN1-4, NN1-8, NN1-9, NN1-15 (vụ Thu Đông) và NN1-7, NN1-8, NN1-15 (vụ Xuân) đạt 1 điểm. Tổ hợp có thế cây xấu là NN1-10 đạt 4 điểm.

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 63 - 67)