Giống ngô thụ phấn tự do

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 27 - 28)

2. TổNG QUAN TàI LIệU

2.4.1.Giống ngô thụ phấn tự do

Giống ngô thụ phấn tự do (Open Pollinated Variety) là một danh từ chung để chỉ các loại giống mà trong quá trình sản xuất hạt con ng−ời không ngừng can thiệp vào quá trình thụ phấn – chúng thụ phấn tự do - thụ phấn mở (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Đây là khái niệm t−ơng đối nhằm phân biệt với loài giống lai. Giống ngô thụ phấn tự do đ−ợc chia làm các loại sau:

Giống địa ph−ơng (local variety), là những giống ngô đã tồn tại trong một thời gian dài tại địa ph−ơng, có những đặc tr−ng, đặc tính khác biệt với các giống khác và di truyền đ−ợc cho các thế hệ sau. Giống địa ph−ơng có những đặc tính thích nghi cao với địa ph−ơng thông qua thông qua tính chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận của địa ph−ơng đó, chất l−ợng sản phẩm cao, nh−ng năng suất thấp (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Với các đặc điểm trên, giống địa ph−ơng cũng đ−ợc sử dụng làm vật liệu để lai với nguồn nhập nội nhằm tạo ra các giống lai có năng suất cao vẫn giữ đ−ợc đặc tính tốt (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [16]. Chính vì vậy các dòng ngô địa ph−ơng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công tác tạo giống ngô dựa trên cơ sở −u thế lai (Tomov, 1990) [52].

- Giống tổng hợp (synthentic variety) là thế hệ đầu tiên của giống lai nhiều dòng bằng thụ phấn tự do. Giống tổng hợp đầu tiên đ−ợc sử dụng vào sản xuất thuộc về Hayes và Garber vào năm 1919 (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Sản xuất hạt giống ngô cải tiến bằng cách tái hợp nhiều dòng tự phối có −u điểm cao hơn so với lai đơn, lai kép vì ng−ời nông dân có thể giữ giống từ 2 – 3 vụ. Giống tổng hợp ngoài việc sử dụng trực tiếp trong sản xuất còn đ−ợc coi là nguồn vật liệu tốt để rút ra dòng và tạo giống ngô lai (Ngô Hữu Tình, 2003) [12].

- Giống thụ phấn tự do cải tiến (improved variety), bao gồm các giống tổng hợp và hỗn hợp có một số đặc điểm chính nh− hiệu ứng gen cộng đ−ợc

khai thác trong chọn tạo, có nền di truyền rộng, có tiềm năng năng suất khá hơn các giống địa ph−ơng, có độ đồng đều chấp nhận đ−ợc, dễ sản xuất, giống đ−ợc sử dụng từ 2 – 3 đời (Mai Xuân Triệu, 1998) [10].

- Giống hỗn hợp (composite variety), là thế hệ tiến triển của tổ hợp các nguồn vật liệu −u tú có nền di truyền khác nhau (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Nguồn vật liệu này bao gồm các giống thụ phấn tự do, giống tổng hợp, giống lai kép,…Giống hỗn hợp khác giống tổng hợp ở chỗ có nền di truyền rộng và nhà chọn giống không thể kiểm soát đ−ợc chặt chẽ khả năng kết hợp của các vật liệu tạo giống (Mai Xuân Triệu, 1998) [10]. Nhóm giống này đ−ợc coi là giống quá độ tr−ớc khi sử dụng các giống lai mới có năng suất cao (Nguyễn Thế Hùng, 1995) [17].

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 27 - 28)