2. TổNG QUAN TàI LIệU
2.3.2. ứng dụng −u thế lai trong sản xuất ngô
Ưu thế lai đóng vai trò to lớn trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Công tác chọn tạo giống ngô lai đ−ợc H.Shull bắt đầu thực hiện vào năm 1909. Ưu thế lai thể hiện qua con lai F1 và biểu hiện −u thế lai này phụ thuộc vào các dạng bố mẹ vì vậy cần có những giải pháp cụ thể cho từng
giai đoạn. Năm 1917 khi Jones đ−a ra ph−ơng pháp sản xuất hạt lai kép nhằm hạ giá thành sản phẩm và ngay trong năm thử nghiệm đầu tiên (1920), ph−ơng pháp này đã nhanh chóng đ−ợc chấp nhận. Mặt khác trong các loại giống cây trồng của con ng−ời, cây ngô là cây có −u thế lai cao nhất. Các giống ngô lai đơn đầu tiên đ−ợc thử nghiệm năm 1960 đã chinh phục loài ng−ời bởi năng suất cao và độ đồng đều mặc dù giá thành hạt giống rất cao. Theo CIMMYT (2000) [35], bình quân chung ngô lai trên thế giới chiếm khoảng 65%.
Việt Nam là quốc gia có những định h−ớng phát triển ngô t−ơng đối sớm và đã đạt đ−ợc những thành công b−ớc đầu. Nếu năm 1990 diện tích trồng ngô lai ban đầu chỉ chiếm 5ha, nh−ng đến năm 2006 diện tích trồng ngô lai là 876.350 ha (Tổng cục thống kê, 2006) [25]. Bên cạnh sự tăng lên về diện tích thì ngô lai ngày càng phát triển mạnh mẽ và −u thế lai đã thể hiện hầu hết các tính trạng của tổ hợp; Trong đó tính trạng năng suất thể hiện rõ rệt, ban đầu năng suất chỉ đạt 0,1% (1990), sau tăng lên 40% (1996) và 73% (2002) (Tổng cục thống kê, 2002) [22]. Vì thế Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử ngô lai thế giới.