Đặc tính chống chịu của các tổ hợp lai

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 72 - 74)

4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

4.7. Đặc tính chống chịu của các tổ hợp lai

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới n−ớc ta, sâu bệnh là một yếu tố ảnh h−ởng rất lớn đến năng suất ngô. Trong thời gian sinh tr−ởng và phát triển của cây ngô, mỗi giai đoạn đều xuất hiện các loại sâu bệnh hại khác nhau. Chúng phá hại trên tất cả các bộ phận của cây, làm giảm diện tích quang hợp của cây, tăng tỷ lệ đổ, gãy,…. Sâu bệnh hại chính xuất hiện trên cây ngô chủ yếu là sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá.

Bảng 4.9: Khả năng nhiễm sâu bệnh và chống đổ của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm

Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của các tổ hợp lai đ−ợc ghi ở bảng 4.9 cho thấy khả năng nhiễm sâu đục thân của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm là khác nhau dao động trong khoảng 4,7 – 11,1% (vụ Thu Đông) và 4,0 – 10,2% (vụ Xuân), tổ hợp bị nhiễm sâu đục thân nhiều nhất là NN1-17 (11,1%vụ Thu Đông) và NN1-3-1 (10,2% vụ Xuân).

Qua theo dõi cho thấy các tổ hợp lai đều nhiễm bệnh khô vằn, tuy nhiên ở vụ Thu Đông các tổ hợp ngô lai nhiễm bệnh khô vằn (4,5 -8,5%) nhiều hơn vụ Xuân (1 – 4,5%). Các tổ hợp nhiễm bệnh khô vằn nhiều nhất là NN1-3-1 (vụ Thu Đông) và NN1-8 (vụ Xuân).

Bệnh đốm lá có thể làm giảm năng suất cây trồng nếu phát triển mạnh ảnh h−ởng tới khả năng quang hợp của lá. Qua bảng cũng cho thấy hầu hết các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều nhiễm bệnh đốm lá, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh khác nhau ở mức rất nhẹ đến trung bình. Do đó, ảnh h−ởng không lớn đến quá trình quang hợp của lá trong suốt quá trình sinh tr−ởng, phát triển của cây ngô.

Tóm lại, mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm đều ở mức từ thấp đến trung bình nên ít ảnh h−ởng đến năng suất của các tổ hợp lai.

Tỷ lệ gãy thân, đổ gốc của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm rất thấp dao động trong khoảng 0,4 – 0,8%, chỉ một số tổ hợp nh− NN1-4, NN1- 8, NN1-9, NN1-3-1, NN1-3-3, LVN4 (đối chứng) có tỷ lệ gãy thân, đổ rễ, còn hầu hết các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm tỷ lệ gãy thân, đổ rễ không xảy ra.

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 72 - 74)