Các chỉ tiêu và ph−ơng pháp theo dõi

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 38 - 40)

3. VậT LIệU, NộI DUNG, ĐịA ĐIểM Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

3.3.3. Các chỉ tiêu và ph−ơng pháp theo dõi

3.3.3.1. Thời gian sinh tr−ởng (ngày)

- Ngày mọc: Từ khi gieo hạt đến khi cây nhú lên khỏi mặt đất (50% cây mọc). - Ngày trỗ cờ, tung phấn: là ngày có 70% số cây trỗ cờ tung phấn trong công thức.

- Ngày tung phấn: Là ngày có 70% số cây phun râu trong công thức. - Ngày chín sinh lý: Là ngày khi toàn bộ bắp của công thức xuất hiện điểm đen ở chân hạt.

3.3.3.2. Các chỉ tiêu về hình thái

- Chiều cao cây (cm): Đ−ợc đo từ gốc đến vuốt lá cao nhất. Tiến hành theo dõi 1 tuần 1 lần.

- Số lá (lá/cây): Tính từ khi cây ngô có lá thật đến lá d−ới cờ, để đếm chính xác và tiện theo dõi, các lá thứ 5 và thứ 10 đ−ợc đánh dấu sơn. Theo dõi 1 tuần 1 lần.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đ−ợc đo từ gốc đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Tính từ gốc đến đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên. - Chiều dài bông cờ (cm): đ−ợc đo từ đốt có nhánh cờ đầu tiên đến điểm mút của nhánh cờ.

- Thế cây đ−ợc đánh giá theo ph−ơng pháp cho điểm từ 1 – 5 (1: thế cây đẹp; 5: thế cây xấu).

- Chiều dài bắp (cm): Đo đến mút bắp

- Đ−ờng kính bắp (cm): Đo phần có đ−ờng kính lớn nhất của bắp.

- Số bắp trên cây bằng tổng số bắp trong ô/ tổng số cây trên ô. - Chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ: 7 – 9 lá, xoắn nõn, chín sữa. Diện tích lá đ−ợc tính theo công thức:

S = Ltb x Rtb x 0,7x ∑số lá

Ltb:Chiều dài trung bình của lá trên cây Rtb: Chiều rộng trung bình của lá trên cây 0,7: Hệ số diện tích lá

∑số lá: Tổng số lá xanh có trên cây vào thời điểm theo dõi.

Chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index - LAI) đ−ợc tính theo công thức:

LAI (m2 lá/m2 đất) = S (m2 lá)/ diện tích đất (m2).

3.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số hàng hạt/bắp: Một hàng hạt đ−ợc tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất.

- Số hạt/hàng: Đ−ợc đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. - Số bắp/cây: Đ−ợc tính bằng cách đếm số bắp và số cây thu hoạch trong ô thí nghiệm, sau đó tính số bắp trên cây.

- Khối l−ợng 1000 hạt (gr) ở ẩm độ 14% đ−ợc tính bằng cách: Cân hai mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, nếu độ chênh lệch các mẫu nhỏ hơn 5% là chấp nhận đ−ợc.

- Độ ẩm hạt lúc thu hoạch đ−ợc đo bằng máy đo độ ẩm KETT Grainer. PM.300 (%).

- Năng suất bắp t−ơi (tạ/ha)

- Năng suất thực thu (tạ/ha) ở độ ẩm 14% đ−ợc tính theo công thức:

NSTT (tạ/ha) = P(A) x [Tỷ lệ hạt/bắp t−ơi] x [(100 – A)/(100 – 14)] x [10000/So]

Trong đó:

P(A): Trọng l−ợng bắp t−ơi lúc thu hoạch (gam) A: Độ ẩm hạt lúc thu hoạch (%).

- So: Diện tích ô thí nghiệm (m2)

- Tỷ lệ hạt/bắp t−ơi (%) = (P2/P1) x 100 (P1: Khối l−ợng 10 bắp; P2: Khối l−ợng hạt 10 bắp).

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) tính theo công thức:

NSLT (tạ/ha) = [ (Số h/b) x (h/h) x P1000 x Tỷ lệ bắp hữu hiệu x 57.000]/ 108

Trong đó: h/b: Hàng /bắp

h/h: Hàng/hàng

P1000: Khối l−ợng 1000 hạt (g) ở độ ẩm 14%. 57.000: Mật độ trồng ngô/ha

3.3.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chống đổ và nhiễm sâu bệnh hại

Việc đánh giá khả năng chống chịu đ−ợc thực hiện trong điều kiện tự nhiên và chỉ ra những sâu bệnh hại quan trọng gây ảnh h−ởng lớn đến năng suất đ−ợc theo dõi.

- Mức độ gây hại của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) (%): đ−ợc tính bằng số cây bị nhiễm/ Tổng số cây trong ô.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctinia solani f. sp. Sasaki) (%): Đ−ợc tính bằng số cây nhiễm bệnh/tổng số cây trong ô thí nghiệm.

- Bệnh đốm lá (điểm): Đ−ợc tính theo thang điểm từ 1 đến 5 (1: Rất nhẹ; 5: Rất nặng).

- Tỷ lệ đổ gốc (%): Đ−ợc tính bằng số cây bị đổ gốc/tổng số cây trong ô thí nghiệm.

- Tỷ lệ gãy thân (%): Đ−ợc tính bằng số cây gãy thân/tổng số cây trong ô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu [Luận văn]so sánh một số tổ hợp ngô lai f1 có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)