Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản in vitro nguồn giống khoai tây sạch bệnh (Trang 89 - 91)

- Thời gian bật mầm đ−ợc tính từ khi cấy vào môi tr−ờng cho đến khi mầm xuất hiện (ngày)

5. Kết luận và đề nghị

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Sử dụng môi tr−ờng nghèo dinh d−ỡng (B5, Knop) cũng nh− việc giảm hàm l−ợng dinh d−ỡng của môi tr−ờng MS (1/2MS, 1/4MS) đều tỏ ra không phù hợp cho mục đích duy trì sinh tr−ởng chậm cây khoai tây. Trong môi tr−ờng B5 và Knop cây khoai tây tuy có tác dụng hạn chế sự sinh tr−ởng nh−ng trạng thái chồi lại rất kém (thân gầy, lá vàng, có hiện t−ợng tàn lụi). Trong môi tr−ờng 1/2MS và 1/4 MS, cây khoai tây có hiện t−ợng mọc vống cao và trạng thái cây kém.

2. Nền môi tr−ờng cứng do hàm l−ợng agar cao có tác dụng làm giảm sinh tr−ởng cây khoai tây in vitro, tuy nhiên hiệu quả không cao. Sau 8 tuần nuôi cấy cây khoai tây ở các giống nghiên cứu đều ở mức cao, ở hàm l−ợng agar cao nhất 10 g/l thì chiều cao cây trung bình cũng đạt 10,82 - 11,7 cm, số lá trung bình từ 10,52 - 11,8 lá.

3. Việc sử dụng các chất làm tăng áp suất thẩm thấu của môi tr−ờng nuôi cấy có tác dụng làm chậm sinh tr−ởng đáng kể so với đối chứng. Trong đó manitol 3% và sorbitol 2% có hiệu quả bảo quản tốt nhất, sau thời gian bảo quản 20 tuần chiều cao cây trung bình t−ơng ứng chỉ đạt 2,84 - 3,92 cm và 5,08 - 6,18 cm mà vẫn giữ đ−ợc trạng thái chồi tốt. Nồng độ đ−ờng saccaroza 6% có tác dụng làm chậm sinh tr−ởng nh−ng hiệu quả thấp, sau 8 tuần nuôi cấy chiều cao cây trung bình đạt 9,44 - 12,04 cm đồng thời cây đã có biểu hiện già hoá.

4. Nhiệt độ thấp có tác dụng làm chậm sinh tr−ởng của cây khoai tây in vitro. Nhiệt độ 5oC có hiệu quả duy trì cao. Sau 20 tuần nuôi cấy cây có chiều cao trung bình từ 2,79 (giống Diamant) - 3,64 cm (giống Sollara), số lá/cây từ

lxxxix

4,48 - 5,72 lá, trạng thái chồi tốt giữ đ−ợc trạng thái trẻ sinh lý (thân mập, lá xanh, không phân nhánh).

5. Việc bổ sung CCC vào môi tr−ờng nuôi cấy có tác dụng làm chậm sinh tr−ởng của cây khoai tây in vitro. Nồng độ CCC 600 ppm/l là thích hợp nhất. Sau 20 tuần nuôi cấy, cây có chiều cao trung bình từ 6,18 - 8,0 cm, số lá/ cây từ 8,30 - 9,68 lá tuỳ từng giống và đảm bảo đ−ợc trạng thái chồi tốt của tất cả các giống nghiên cứu.

6. Việc tạo và l−u giữ củ siêu bi in vitro có tác dụng duy trì nguồn giống khoai tây sạch bệnh. Khả năng l−u giữ củ trong điều kiện in vitro tới hơn 7 tháng đồng thời sự mọc mầm củ in vitro còn có tác dụng làm trẻ hoá cây in vitro.

5.2. Đề nghị

- Đánh giá tiếp tục khả năng bảo quản cây khoai tây in vitro ở các công thức có hiệu quả duy trì sinh tr−ởng chậm cao để xác định chu kỳ bảo quản tối đa đối với mỗi yếu tố tác động.

- Mở rộng hơn nữa quy mô thí nghiệm về các công thức thí nghiệm cũng nh− về số l−ợng giống khoai tây để phục vụ cho kỹ thuật l−u giữ nguồn gene khoai tây quý hiếm, đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn giống sạch bệnh cho sản xuất khi cần thiết.

xc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản in vitro nguồn giống khoai tây sạch bệnh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)