Nghiên cứu khả năng bảo quản nguồn giống khoai tây thông qua việc tạo và l−u giữ củ siêu bi in vitro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản in vitro nguồn giống khoai tây sạch bệnh (Trang 86 - 89)

- Thời gian bật mầm đ−ợc tính từ khi cấy vào môi tr−ờng cho đến khi mầm xuất hiện (ngày)

4.6.Nghiên cứu khả năng bảo quản nguồn giống khoai tây thông qua việc tạo và l−u giữ củ siêu bi in vitro

4. Kết quả và thảo luận

4.6.Nghiên cứu khả năng bảo quản nguồn giống khoai tây thông qua việc tạo và l−u giữ củ siêu bi in vitro

Sản xuất củ khoai tây in vitro là kỹ thuật tạo củ giống hoàn toàn sạch bệnh nên đ−ợc sử dụng là nguồn vật liệu của hệ thống sản xuất giống. Các tác giả Trần Thanh Th−, Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1988) [35], Paul, Struik, Lommen (1991) [28] khẳng định rằng sản xuất củ siêu bi in vitro là ph−ơng pháp hữu hiệu để có thể thu đ−ợc số l−ợng lớn củ giống trong thời gian ngắn với diện tích nhỏ. Củ nhỏ in vitro đ−ợc sản xuất quanh năm trong điều kiện vô trùng nên củ giống thu đ−ợc hoàn toàn sạch bệnh.

Củ giống in vitro có kích th−ớc nhỏ nếu bảo quản với kỹ thuật thông th−ờng sẽ bị mất n−ớc, củ bị teo tóp dẫn đến giảm sức sống đồng thời hiện t−ợng già hoá sinh lý xẩy ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, sau khi thu hoạch củ giống tiếp xúc với môi tr−ờng bên ngoài dễ bị nhiễm bệnh, khi cần nhân nhanh một l−ợng giống lớn lại phải tiến hành lần l−ợt từng b−ớc khử trùng và vào mẫu. Vì vậy với mục đích duy trì nguồn giống trong điều kiện in vitro chúng tôi tiến hành bảo quản củ in vitro ngay trong điều kiện nuôi d−ỡng ở ống nghiệm.

Thí nghiệm tiến hành tạo củ khoai tây trên môi tr−ờng MS + 12% saccaroza và theo rõi thời gian tồn tại của cây mẹ sau tạo củ 2 tháng cho đến khi cây mẹ chết hoàn toàn. Tiếp đó tiến hành cấy chuyển củ sang môi tr−ờng nhân và theo dõi thời gian mọc mầm của củ giống. Các kết quả đ−ợc trình bày trên bảng 4.17.

lxxxvi

Bảng 4.17. Đánh giá khả năng duy trì nguồn giống khoai tây bằng tạo và l−u giữ củ siêu bi trên môi tr−ờng nuôi cấy

Thời gian mọc mầm của củ microtuber (ngày) Tên giống Thời gian xuất hiện củ (ngày) Thời gian cây mẹ tồn

tại (ngày) ngày bắt đầu xuất hiện mầm ngày mọc mầm hoàn toàn Mar 4,68 36,12 60,34 89,86 Dia 5,24 32,98 68,16 92,48 Sol 5,04 35,18 64,38 96,26 KT3 6,12 33,74 61,12 93,14 LSD 5% 0,65 3,94 4,97 4,65 CV% 55 6,1 5,0 3,8

Từ số liệu thu đ−ợc chúng tôi thấy rằng việc l−u giữ củ giống khoai tây in vitro trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo đã có tác dụng kéo dài thời gian thời gian ngủ nghỉ của củ giống.

Trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo, mặc dù trong thời gian tạo củ cây khoai tây in vitro đ−ợc đặt trong điều kiện tối hoàn toàn nh−ng sau 2 tháng (đủ thời gian chín sinh lý có thể thu hoạch) cây mẹ vẫn còn tồn tại. Khi đ−ợc đ−a ra điều kiện có ánh sáng của phòng nuôi cấy cây mẹ tiếp tục sinh tr−ởng và tồn tại đ−ợc 32,98 - 36,12 ngày tuỳ từng giống. Nh− vậy nếu tính cả thời gian tạo củ thì chu kỳ của cây khoai tây in vitro kéo dài hơn 3 tháng (khoảng 92,98 - 96,12 ngày), trong thời gian này nếu là cấy nhân thông th−ờng thì chúng ta phải tiến hành cấy chuyển ít nhất 3 lần.

Khi cấy chuyển sang môi tr−ờng nhân củ khoai tây mới thực sự bắt đầu chu kỳ ngủ nghỉ. Sau cấy chuyển từ 60,34 - 68,16 ngày củ siêu bi của các

lxxxvii

giống bắt đầu mọc mầm và sau từ 90 - 96 ngày thì các giống mới mọc mầm hoàn toàn.

Nh− vậy bằng biện pháp l−u giữ củ siêu bi trong ống nghiệm chúng ta có thể kéo dài thời gian bảo quản nguồn giống trong vòng 7 tháng đồng thời đảm bảo sự trẻ hoá sinh lý cho cây in vitro.

lxxxviii

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản in vitro nguồn giống khoai tây sạch bệnh (Trang 86 - 89)