Bảo quản quỹ gene invitro khoai tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản in vitro nguồn giống khoai tây sạch bệnh (Trang 34 - 35)

Khoai tây là cây trồng nhân giống vô tính có tỷ lệ nhiễm bệnh vi khuẩn, virus rất cao, các bệnh này đ−ợc lan truyền từ đời này sang đời khác qua vật liệu nhân giống nh− thân, củ.... Hơn nữa nhiều khi triệu chứng bệnh lại đang ở dạng tiềm ẩn làm cho khó có thể loại bỏ hết cây bệnh trong thời gian sinh tr−ởng phát triển (Nguyễn Quang Thạch) [24]. Vì vậy cần bảo quản tập đoàn giống khoai tây sạch bệnh để chủ động cung cấp nguồn giống sạch cho sản xuất. Việc bảo quản tập đoàn khoai tây sạch bệnh trên đồng ruộng (field genebank) rất tốn kém lại không an toàn. áp dụng ph−ơng pháp bảo quản in vitro là ít tốn kém, an toàn và chủ động.

Trong bảo quản in vitro, khoảng thời gian giữa các lần cấy chuyển là quan trọng quyết định đến hiệu quả và chi phí trong bảo quản, khoảng thời gian càng dài thì chi phí bảo quản càng giảm và càng giảm sự già hoá của cây (Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển, 1994) [18]. Vì vậy, ng−ời ta đã tìm mọi cách làm giảm sự sinh tr−ởng phát triển của cây in vitro. Có thể sử dụng nhiệt thấp và hoá chất để làm chậm sinh tr−ởng của cây. Chúng ta biết rằng mỗi phản ứng sinh hoá diễn ra trong quá trình sinh tr−ởng phát triển của cây thì đều đ−ợc điều khiển bởi enzym. Mỗi emzym lại có nhiệt độ tối −u cho hoạt tính xúc tác của mình và đa số các enzym đều bị giảm hoạt tính ở nhiệt độ thấp. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã vận dụng điều này để bảo quản in vitro.

xxxiv

Đối với cây khoai tây, nhiều tác giả cho biết nhiệt độ d−ới 3oC và trên 28oC đều không có lợi cho sự sinh tr−ởng phát triển của cây khoai tây in vitro, có thể làm cây chết. Nhiệt độ 6oC đã đ−ợc xác định là nhiệt độ thích hợp để kìm hãm sinh tr−ởng tối thiểu nh−ng vẫn đảm bảo sự sống của cây (Harney H.A, 1966; A. Schaf- Menuhr, E Muller and Mix-Wagner và ctv, 1996) [42] [37].

Ngoài biện pháp nhiệt độ thấp, nhiều tác giả cũng nghiên cứu sử dụng hoá chất trong môi tr−ờng nuôi cấy. Với yêu cầu hoá chất đó không đ−ợc làm tổn th−ơng cấu trúc gene hoặc gây đột biến cho cây. Saccaroza đ−ợc bổ sung thêm vào môi tr−ờng nuôi cấy để làm tăng áp suất thẩm thấu của môi tr−ờng sẽ làm giảm sự hấp thu dinh d−ỡng của cây, do đó làm cây chậm sinh tr−ởng. Sorbitol, manitol là những chất hoàn toàn trung tính, không xâm nhập vào tế bào nh−ng có tác dụng làm tăng áp suất thẩm thấu của môi tr−ờng nuôi cấy, cây khoai tây in vitro có thể tạm ngừng sinh tr−ởng khoảng 5 - 6 tháng trong môi tr−ờng bổ sung 4% manitol (Hồ Hữu Nhị, 1993) [20].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản in vitro nguồn giống khoai tây sạch bệnh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)