Giới thiệu khái quát về các ph−ơng tiện dùng trong nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát tính chất động lực học của hệ thống treo trên ô tô (Trang 78 - 80)

Nghiên cứu thực nghiệm

4.3.2.Giới thiệu khái quát về các ph−ơng tiện dùng trong nghiên cứu thực nghiệm

nghiệm

Với phân tích ở trên, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế, chúng tôi đã lựa chọn một số trang thiết bị đ−ợc mô tả d−ới đây để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm.

4.3.2.1. Bệ thử kiểm tra chẩn đoán tổng hợp ô tô BEISSBARTH [19]

Trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng bệ thử rung BEISSBARTH ML-6900 đ−ợc trang bị tại Tr−ờng THCN Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên.

Bệ kiểm tra chẩn đoán ML-6900 do CHLB Đức chế tạo dùng để kiểm tra chẩn đoán phần gầm của ô tô. Bệ thử có 3 chức năng chính sau:

- Kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh; - Kiểm tra độ tr−ợt ngang của bánh lái;

- Kiểm tra chẩn đoán hệ thống treo giảm sóc;

Bệ thử gồm có ba phần chính là: băng thử con lăn và bàn tạo rung; phần điều khiển và phần hiển thị.

Băng thử gồm 2 cặp con lăn giống hệt nhau (hình 4.8) dùng để thử phanh, liền sau là 2 bàn rung để tạo dao động cho từng bánh xe của mỗi cầu. Bàn rung với tần số khoảng 25 Hz tạo bởi các trục quay lệch tâm.

Hệ thống điều khiển gồm có tủ điều khiển, bộ thu, truyền dẫn và khuếch đại tín hiệu, bộ điều khiển từ xa (REMOTE).

Phần hiển thị có một màn hình tinh thể lỏng LCD và đồng hồ chỉ thị kim cho biết trọng l−ợng cầu xe, lực phanh, góc tr−ợt ngang và tín hiệu rung (hình 4.9). Ngoài ra thiết bị còn cho phép in toàn bộ kết quả kiểm tra.

Hình 4.9. Thiết bị hiển thị và bộ điều khiển từ xa

Đối với phép kiểm tra dao động của hệ thống treo, tr−ớc hết cần cho xe đi vào bệ thử và đứng cân đối trên bàn rung, lúc đó cảm biến trọng l−ợng sẽ báo trọng l−ợng của cầu kiểm tra. Khi trọng l−ợng đã đủ mức tối thiểu thì thiết bị tạo rung mới sẵn sàng và cho phép khởi động. Quá trình tạo dao động c−ỡng bức kéo dài chừng 8-10 s, sau đó bàn rung tự động ngừng dao động và

xe bắt đầu quá trình dao động tự do. Khả năng làm việc của hệ thống treo- giảm sóc đ−ợc đánh gía theo nguyên tắc so sánh với chuẩn tùy thuộc trọng l−ợng đ−ợc treo. Căn cứ vào kết quả đó, cán bộ kiểm tra có thể đánh giá đ−ợc tình trạng kỹ thuật của hệ thống treo.

Ví dụ, tại CHLB Đức, tiêu chuẩn đánh giá chất l−ợng của hệ thống treo của xe du lịch đ−ợc kiểm tra trên thiết bị BEISSBATH nh− sau:

Rất tốt: >50%; Tốt: >39%; Kém: <39%; Cấm sử dụng: <18%.

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát tính chất động lực học của hệ thống treo trên ô tô (Trang 78 - 80)