- Theo kết quả phân tích thành phần khí xả của một số động cơ: xe máy Loncin – Trung quốc, xe Uoat – Nga,…(phụ lục C.5) cho thấy [9]:
+ Hàm l−ợng thể tích của hợp chất oxitcacbon (CO) khi sử dụng loại nhiên liệu: E100, A92, E5 và E10 đều trong giới hạn cho phép của TCVN 6438-2001 và đáp ứng đ−ợc tiêu chuẩn khí thải đối với ph−ơng tiện giao thông cơ giới đ−ờng bộ theo quyết định số 249/2005/QĐ -TTg, ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ t−ớng Chính phủ.
+ Hàm l−ợng thể tích của hợp chất hydrocabon (HC), khi sử dụng cồn E100, chỉ bằng khoảng 50% khi sử dụng xăng A92 và đều trong giới hạn của TCVN, nh−ng khi sử dụng loại nhiên liệu E5 và E10 thì lại lớn. Có thể do chế độ điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu – không khí trên bộ chế hoà khí ch−a hợp lý (vấn đề này cần đ−ợc nghiên cứu thêm).
- Qua các tài liệu [7], [15],… động cơ sử dụng nhiên liệu cồn, các thành phần khí xả ít ảnh h−ởng môi tr−ờng hơn so với khi sử dụng xăng:
+ L−ợng khí đi-ô-xít các-bon do xe chạy bằng cồn thải ra chỉ bằng 1/12 so với xe chạy bằng xăng, mức độ ô nhiễm môi tr−ờng của xe chạy bằng cồn chỉ bằng 30% của xe chạy bằng xăng. Nếu xe sử dụng nhiên liệu hỗn hợp cồn xăng thì sẽ giảm đ−ợc 20-30% l−ợng khí thải ô-xit cac-bon, giảm khoảng 25% l−ợng khí thải đi-ô-xít các-bon.
+ Nếu pha 10% cồn vào xăng do hàm l−ợng ôxy trong cồn cao nên giúp xăng đ−ợc đốt sạch hơn, giảm khí thải CO, CO2 so với xăng thông th−ờng.
+ Khí thải không độc hại (do cồn ethanol không chứa l−u huỳnh). + Giảm đáng kể hàm l−ợng thể tích của hợp chất hydrocabon (HC).
Qua phân tích trên có thể kết luận:
Khí xả của động cơ sử dụng nhiên liệu cồn ít ảnh h−ởng đến môi tr−ờng hơn so với sử dụng nhiên liệu xăng.