Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn và phát triển giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt chống chụi bệnh bạc lá và đạo ôn cho huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 90 - 92)

- Xuất khẩu gạo (3 triệu tấn năm 1996).

10097 xanh đậm Trắng Chụm Không râu Đứng 10346 Xanh nhạt Trắng Chụm Không râu Đứng

4.9. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học

4.9.1. Khả năng đẻ nhánh

Đẻ nhánh là đặc tính sinh vật học của cây lúa, có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất cuối cùng. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện dinh d−ỡng, nhiệt độ, ánh sáng, nguồn n−ớc cũng nh− các điều kiện canh tác khác (mật độ cấy).

Một giống lúa cho năng suất cao cần có khả năng đẻ nhánh mạnh, đẻ sớm, đẻ tập chung sẽ tạo đ−ợc bộ lá lớn, diện tích tiếp xúc với ánh sáng, hiệu suất quang hợp, tỷ lệ bông hữu hiệu trên khóm cao, góp phần làm tăng năng suất.

Các giống tham gia thí nghiệm đ−ợc cấy ngày 3- 15/02/05, giai đoạn này thời tiết lạnh nên thời gian bén rễ hồi xanh của các giống kéo dài (10- 13 ngày) trong giai đoạn này các giống thí nghiệm hoàn toàn không đẻ nhánh. Chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng và tốc độ đẻ nhánh từ lúc bến rễ hồi xanh trên 3 hợp tác xã. Kết quả theo dõi khả năng và tốc độ đẻ nhánh của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ xuân đ−ợc trình bầy ở bảng 4.9 cho thấy:

- Giai đoạn 1 (10- 12 ngày sau cấy), hầu hết các giống khảo nghiệm và đối chứng đẻ nhánh chậm đến không đẻ nhánh.

- Giai đoạn 2 (22 ngày sau cấy), nhiệt độ và không khí đã tăng lên:

nhiệt độ trung bình 19,20C trời nắng ấm dần, l−ợng phân cung cấp đầy đủ nên hầu hết các giống bắt đầu đẻ nhánh; tăng từ 1,5- 2,3 nhánh/10 ngày. Tuy nhiên, trong thời kỳ này các giống (N18, SS- 2, N19, 10057, N91), có tốc độ đẻ nhánh mạnh hơn >2 nhánh/10 ngày, đối chứng đạt (1,9 nhánh/10 ngày).

- Giai đoạn 3 (32 ngày sau cấy), nhiệt độ không khí tăng trung bình đạt:

19,2-29,10C, trời nắng ấm, phân, n−ớc đầy đủ nên hầu hết các giống đều đẻ nhánh rộ, tập trung (3 nhánh/10 ngày). Nổi bật các giống: TN13-5, SS - 2, SS –1, 10215, SS- 2” đẻ nhánh rộ, tập trung đạt trên 4 nhánh/10 ngày, hơn cả đối chứng.

- Giai đoạn 4 (42 ngày sau cấy), các giống bắt đầu suy giảm số nhánh,

các giống này đều có thời gian sinh tr−ởng ngắn từ (132- 137 ngày có 10 giống N18, SS-2, N91, SS-2’, 10215, N19, 10097, 10196, 10346, 10122-1), là những giống sinh tr−ởng ngắn đã bắt đầu dừng quá trình đẻ nhánh và một số nhánh phụ đã bắt đầu lụi đi (tốc độ tăng tr−ởng âm).

Số nhánh cao nhất và thấp nhất biến động từ 5,6 nhánh dòng (10346) đến 8,2 nhánh dòng (SS-2, 10122-1), đối chứng đạt 6,7 nhánh. Nh− vậy, trong tập đoàn 14 giống nghiên cứu của chúng tôi thuộc nhóm đẻ nhánh ít (5- 9 nhánh).

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn và phát triển giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt chống chụi bệnh bạc lá và đạo ôn cho huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 90 - 92)