Đặc điểm đất đai của huyện

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn và phát triển giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt chống chụi bệnh bạc lá và đạo ôn cho huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 56 - 57)

- Xuất khẩu gạo (3 triệu tấn năm 1996).

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1. Đặc điểm đất đai của huyện

Theo niên giám thống kê năm (2003)[27], toàn huyện đất cấy lúa có 12.698,43 ha trong đó vụ mùa là 6.033,0 ha chiếm 47,52% diện tích đất nông nghiệp. Vụ chiêm xuân là 6.664,0 ha chiếm 52,48% đất nông nghiệp phân theo chân đất. Đất của huyện Lập Thạch đ−ợc chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa ven sông Lô và sông Phó Đáy có diện tích 4.814,1 ha chiếm 47,22% tổng diện tích đất điều tra (năm 2003). Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm ferarit, diện tích 2055,35 ha chiếm 20,16% tổng diện tích đất điều tra (năm 2003), tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam và giữa huyện.

- Đất đồi núi tập trung ở vùng phía Bắc và giữa huyện, có diện tích 3323,58 ha chiếm 32,6% diện tích đất điều tra (năm 2003).

Tóm lại, Lập Thạch gồm có đất pha cát là: 7.619,71ha, đất bạc màu là: 3020,43 ha, đất thịt nặng là: 3000 ha.

Vụ Chiêm Xuân: tổng diện tích là 6.664,0 ha.

- Đất vụ xuân sớm ngày càng thu hẹp dần, cấy ở vùng rốn trũng cần gặt sớm, tránh lũ tiểu mãn và vùng thấp trũng, vàn thấp khó thoát n−ớc diện tích là: 1.544 ha chiếm 23,2% diện tích của vụ xuân.

- Đất vụ xuân muộn diện tích này ngày càng mở rộng: vùng chân đất vàn thấp dễ thoát n−ớc, vàn cao chủ động n−ớc diện tích là 5.120 ha chiếm 76,83%. Trong đó diện tích lúa lai là 420 ha chiếm 8,20% do giá giống đắt,

năng suất không ổn định, chống đổ kém, nhiễm bệnh bạc lá, đạo ôn.

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn và phát triển giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt chống chụi bệnh bạc lá và đạo ôn cho huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 56 - 57)