- Xuất khẩu gạo (3 triệu tấn năm 1996).
Chiều cao cây mạ
4.5.2 Chiều cao cây
Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái quan trọng do nhiều gen quy định cho nên nó chịu ảnh h−ởng của môi tr−ờng (nhiệt độ), chính vì vậy chiều cao cây trên 3 hợp tác xã có sự khác nhau. Các giống lúa cổ truyền th−ờng mang gen qui định chiều cao cây trên 100 cm, nên rễ bị lốp và đổ nhất là các giống có thời gian sinh tr−ởng dài dẫn tới năng suất thấp. Các giống cao cây th−ờng đẻ ít và chịu phân kém hơn loại thấp cây.
Theo nghiên cứu của viện lúa quốc tế (IRRI, 1996) [60]. Chia các giống lúa theo chiều cao cây thành 3 nhóm:
- Nhóm thấp cây (nửa lùn) có chiều cao nhỏ hơn 90cm. - Nhóm trung bình có chiều cao cây từ 90-125cm. - Nhóm có chiều cao lớn hơn 125cm.
Qua theo dõi các chỉ tiêu chiều cao cây các dòng thí nghiệm ở 3 hợp tác xã đ−ợc trình bày ở bảng 4.5. Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy:
- Chiều cao cây ở hợp tác xã Ngọc Mỹ biến động từ 102,3 ± 3,75cm (dòng N91) đến 111,9 ± 2,82cm (dòng 10057) đối chứng là 98,8 ± 5,02cm.
- Chiều cao cây ở hợp tác xã Tân Lập biến động từ 93,0 ± 4,18cm dòng (10097) đến 108,8 ± 4,42cm dòng (10057), đối chứng là 99,1 ± 4,00cm.
- Chiều cao cây ở hợp tác xã Đồng ích biến động từ 87,3 ± 4,12cm dòng (N19) đến 103,6 ± 4,72cm, đối chứng là 89,6 ± 3,32cm. Giống có chiều cao cây cao nhất đạt 103,6cm dòng (10057), cao hơn so với đối chứng 14cm. Giống có chiều cao thấp nhất đạt 87,3cm dòng (10346), thấp hơn đối chứng 2,3cm.
Các dòng tham gia nghiên cứu thuộc nhóm thấp cây đến trung bình. Nh− vậy, các giống nghiên cứu có chiều cao cây t−ơng đ−ơng, hoặc cao hơn ở mức có ý nghĩa so với đối chứng, phù hợp với xu thế chọn giống hiện nay và các dòng có độ thuần đồng ruộng t−ơng đối cao.