Rễ:
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, khi nẩy mầm: rễ ra đầu tiên là rễ mộng, rễ mầm hoặc rễ phôi, sau đó là rễ phụ.
Rễ mộng: sinh ra trực tiếp từ rễ phôi, rễ ra đầu tiên chỉ có một cái.
Rễ phụ: hình thành từ các mắt đốt gốc cây lúa, chủ yếu tạo nên bộ rễ lúa sau này. Số l−ợng rễ mọc từ các mắt đốt tăng dần theo thời gian sinh tr−ởng và phụ thuộc vào kích th−ớc, khả năng hoạt động của các lá t−ơng ứng. Những mắt đầu chỉ ra đ−ợc khoảng 5 rễ, những mắt sau có thể đạt đ−ợc từ 5- 20 rễ, tập hợp các rễ tạo thành bộ rễ chùm. Bộ rễ lúa có từ 500 - 800 cái.
• Dựa vào vị trí trên thân chia rễ lúa thành ba loại: - Rễ cấp 1: mọc từ gốc thân cây lúa
- Rễ cấp 2: mọc từ rễ cấp 1
- Rễ cấp 3: (Rễ con hoặc lông tơ) mọc từ rẽ cấp 1 và cấp 2.
• Dựa vào mầu sắc và khả năng hoạt động chia bộ rễ thành ba loại: - Rễ trắng: rễ mới hình thành khả năng hút dinh d−ỡng và n−ớc. - Rễ vàng: khả năng hoạt động kém hơn rễ trắng.
- Rễ đen: rễ già không có khả năng hút dinh d−ỡng, chỉ hút n−ớc.
Lá:
Đ−ợc hình thành từ các mầm ở mắt thân, khi hạt nẩy mầm lá hình thành đầu tiên là lá bao, sau đó đến lá không hoàn toàn (chỉ có bẹ lá, không có phiến lá) tiếp theo xuất hiện những lá thật 1, 2, 3 và có đầy đủ các bộ phận.
- Các lá ra đầu ngắn và nhỏ, các lá ra sau kích th−ớc lớn dần.
- Chiều dài của lá th−ờng đạt dài nhất ở lá thứ (n-2), d−ới lá đòng, n là tổng số lá.
- Chiều rộng của lá tăng dần từ lá thứ nhất đến lá đòng. Tiếp đến các bộ phận của lá:
+ Phiến lá: là phần chủ yếu để quang hợp. + Bẹ lá: phần bao bọc lấy thân.
+ Gối lá: là phần giới hạn giữa phần bẹ lá và phiến lá (d−ới có 2 phần phụ l−ỡi lá và tai lá).
Thân:
Thân lúa thuộc loại thân thảo, hình ống trụ và rỗng, trên thân lá có nhiều mắt, cứ hai mắt tạo thành một đốt. Số lóng ít hơn số mắt; thời kỳ sinh tr−ởng dinh d−ỡng thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo thành. Song thời kỳ sinh thực lóng mới dài ra. Tính một lóng chiều dài đạt 0,5 cm trở lên. Những lóng ở d−ới gốc th−ờng ngắn, tốc độ phát triển chậm, các lóng ở phía trên dài hơn và tốc độ phát triển nhanh hơn. Sự phát triển của lóng trên có quan hệ chặt chẽ với quá trình trổ bông. Số lóng trên thân thay đổi tùy theo giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.
Bông:
Thuộc loại bông chùm: gồm trục bông, gié và hoa. Trên bông có cuống và trục bông. Trên trục bông có nhiều mắt gié, tại các mắt có các gié cấp 1, trên gié cấp 1 có gié cấp II. Hoa đ−ợc đính trên các gié cấp 1, và gié cấp II.
Hình thái của bông: có dạng chùm hay dạng xòe phụ thuộc vào đặc tính của giống.
Hoa:
Hoa lúa gồm sáu phần: đế hoa, mày hoa, vỏ trấu, vẩy cá, nhị và nhụy. - Đế hoa: ởđầu cuống, ở đây có các tế bào tầng rời, tùy số l−ợng tế bào tầng rời nhiều hay ít quyết định dạng hạt.
- Mày hoa: do hai lá bắc biến thành đ−ợc gắn liền với vỏ trấu, có màng d−ới và màng trên.
- Vỏ trấu: có hai cái (vỏ trấu trong và vỏ trấu ngoài).
Vỏ trấu trong có ba gân, vỏ trấu ngoài có 5 gân, phía đầu vỏ trấu có mỏ nhọn, mỏ nhọn có thể kéo dài thành râu. Các giống gần với loài dại th−ờng có râu dài.
- Vẩy cá: có kích th−ớc nhỏ, nằm giữa bầu nhụy và vỏ trấu. Vẩy cá có khả năng hút n−ớc mạnh làm thể tích tăng nhanh giúp vỏ trấu mở ra, đóng vào để tiến hành nở hoa, thụ phấn.
- Nhị: có 6 cái mọc từ gốc bầu nhụy. Mỗi nhị có vòi nhị và bao phấn, mỗi bao phấn gồm 4 ngăn, mỗi ngăn có từ 500- 1000 hạt phấn, hạt phấn có hình cầu nhỏ, khi chín có màu vàng sẫm.
- Nhụy: nằm giữa hoa gồm: đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Bầu nhụy hình bầu dục, bên trong có phôi châu. Vòi nhụy phân thành hai nhánh, đây là con đ−ờng để ống phấn đi vào bầu nhụy tiến hành thụ thai. Đầu nhụy phân thành nhiều nhánh nhỏ đây là nơi tiếp nhận hạt phấn để quá trình thụ phấn đ−ợc tiến hành.
Hạt thóc và hạt gạo:
Hạt thóc: thực chất là quả thóc, thuộc loại quả dĩnh. Hình dáng, màu sắc hạt tùy thuộc vào các giống. Cấu tạo hạt thóc gồm: mày, vỏ trấu và hạt gạo. Cấu tạo của hạt gạo gồm: màng, nội nhũ và phôi.
- Màng: là một lớp mỏng có màu hoặc không có màu tùy thuộc vào giống. Màng và vỏ trấu làm nhiệm vụ bảo vệ hạt gạo khỏi bị ẩm và nấm bệnh xâm nhập.
- Nội nhũ: chiếm phần lớn thể tích của hạt từ 80- 85%. Đây là phần dự trữ chủ yếu, chứa tinh bột cung cấp chất dinh d−ỡng cho quá trình nẩy mầm.
- Phôi: phía d−ới hạt gạo, phôi chiếm từ 8-12% thể tích hạt phôi. Phôi là phần chủ yếu quyết định đặc tính di truyền của giống. Trong phôi có ba phần: rễ mầm, thân mầm và lá mầm (Nguyễn Thế Hùng và cộng sự, 2003).[18]