Chiều cao cây lúa

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn và phát triển giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt chống chụi bệnh bạc lá và đạo ôn cho huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 31)

Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái liên quan đến nhiều đặc tính nh−: khả năng đẻ nhánh, chịu úng, chịu thâm canh, đặc biệt là tính chống đổ (Bùi Huy Đáp, 1999) [7]. Theo Guliaeb và Gujop (1978) [54] xác định có 4 gen kiểm tra chiều cao cây. Khi nghiên cứu các dạng lùn tự nhiên và đột biến,

ông nhận thấy có tr−ờng hợp tính lùn đ−ợc kiểm tra bằng một cặp gen lặn, có tr−ờng hợp cả hai cặp và đa số tr−ờng hợp do 8 cặp gen lặn kiểm tra là d1, d2, d3, d4, d5, d6, d7, d8.

Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI, 1970) [55] khẳng định rằng: “Các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc (Dee - geo - Wao - gen, I - geo - fze) chúng mang gen lùn, lặn nh−ng không ảnh h−ởng gì đến chiều dài bông, rất có ý nghĩa trong chọn giống”.

Theo Rutger và cộng sự (1985) [65] qua các nghiên cứu về cơ chế di truyền tính trạng chiều cao cây đã công bố danh sách khoảng 50 gen tham gia qui định tính trạng lùn của cây lúa (d- 1 đến d- 50), trong đó các gen d- 8, d- 11, và d- 14, d- 10, d- 15 và d- 16, d- 18h, d- 18k là alen với nhau. Sự hoạt động của phần lớn các gen này lại đ−ợc kiểm soát bởi một gen lặn mà gen đó có thể bị lấn át bởi gen trội D- 53. Các đột biến cực lùn phần lớn đ−ợc kiểm tra bằng một gen đơn lặn, nh−ng đột biến nửa lùn lại đ−ợc qui định bởi một gen đơn trội không hoàn toàn.

Theo Rutger và cộng sự (1985) [65] có 4 gen qui định tính nửa lùn là sd- 1, sd- 2, sd- 3, sd- 4, trong đó sd- 1 là alen với gen lùn của Dee - geo - Woo - gen, còn lại ba gen kia không alen với nhau. Tuy nhiên trong thực tế rất khó phân biệt sự biểu hiện khác nhau của các loại gen d và sd.

Một phần của tài liệu [Luận văn]tuyển chọn và phát triển giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt chống chụi bệnh bạc lá và đạo ôn cho huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 31)