4. Kết quả và thảo luận
4.6.1 Cơ cấu các giống lợn nái trong các hệ thống chăn nuôi
Kết quả điều tra về cơ cấu các giống lợn nái trong các hệ thống chăn nuôi đ−ợc trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 Cơ cấu các giống lợn nái trong các hệ thống chăn nuôi
Số nái nuôi
TB (con/hộ) Tổng
số nái
Số nái nuôi (con) Kiểu hệ
thống
X ± mx (con) Nái nội Cơ cấu (%) Nái lai Cơ cấu (%) ngoại Nái Cơ cấu (%)
CNL TC 13,60 ± 3,97 68 0 0,00 8 11,76 60 88,24 CNL BTC 2,33 ± 0,11 52 19 36,54 33 63,46 0 0 CNGC TC 1,75 ± 0,48 7 6 85,71 1 14,29 0 0 CNGC BTC 1,78 ± 0,17 12 9 75,00 3 25,00 0 0 CNHH BTC 1,65 ± 0,24 38 27 71,05 11 28,95 0 0 Tổng số - 177 61 34,46 56 31,64 60 33,90
Qua bảng 4.6 ta thấy ở các hệ thống chăn nuôi thâm canh thì tỷ lệ lợn nái lai và nái ngoại cao hơn hẳn so với lợn nái nội, còn ở hệ thống bán thâm canh thì tỷ lệ nái nội lại cao hơn nái lai, còn nái ngoại thì hầu nh− không có. Lợn nái ngoại chỉ có ở hệ thống CNL TC (chiếm 88,24% số lợn ở hệ thống này). Tỷ lệ lợn nái lai đạt cao nhất là ở hệ thống CNL BTC (63,46%). Đối với lợn nái nội thì lại tập trung chủ yếu ở các hệ thống CNHH BTC với tỷ lệ là 71,05%.
Kết quả điều tra năm 2004 tại một số tỉnh vùng ĐBSH của Vũ Đình Tôn và
cộng sự (2005) [12] thì tỷ lệ lợn nái lai ở các vùng này là 42,27% và số l−ợng lợn
nái/hộ là 1,8 nái lai và 1,3 nái nội/hộ. Nh− vậy tỷ lệ nái lai đ−ợc nuôi trong các nông hộ ở Cẩm Giàng thấp hơn (chỉ chiếm 31,64%). Tuy nhiên tỷ lệ lợn nái ngoại cũng khá cao, chiếm 33,9%. Cải tiến giống lợn là điều kiện cần thiết để tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nói chung.